“Câu hỏi đặt ra là: Việc bổ sung hệ thống Patriot có phải là yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với Ukraine không? Câu trả lời ngắn gọn là: Không”, ông Davis viết trong một bài báo cho Business Insider. Ông cũng cho biết thêm, cần có 90 nhân viên để vận hành Patriot và khoảng 90 ngày để chuẩn bị.

Cựu trung tá Mỹ lưu ý hệ thống Patriot có thể bảo vệ phần lớn thủ đô Kiev, nhưng không phải toàn bộ.

“Thực tế là trong vài tháng nữa, hệ thống Patriot sẽ được đưa vào hoạt động tại một địa điểm nhất định ở Ukraine, nhưng rất có thể điều này sẽ không thay đổi khả năng chống tên lửa hiện có của Ukraine”, ông Davis cho biết.

Hệ thống phòng không Patriot. Ảnh: AP

Ông Davis nhớ lại vào năm 2019, hệ thống Patriot ở Ảrập Xêút đã không thể ngăn chặn cuộc không kích từ Iran. “Hệ thống này không đáng tin cậy ngay cả khi nó hoạt động”, ông nhấn mạnh.

Các hệ thống Patriot đã được đưa vào gói hỗ trợ quân sự tiếp theo của Mỹ cho Ukraine. Lầu Năm Góc hứa sẽ huấn luyện người Ukraine sử dụng hệ thống này trong vài tháng, việc huấn luyện sẽ bắt đầu vào tuần tới tại một căn cứ ở Oklahoma.

Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba gọi việc nhận hệ thống Patriot là một bước ngoặt tâm lý trong việc cung cấp vũ khí cho Kiev.

Thượng nghị sĩ Mỹ yêu cầu báo cáo chi tiết tiền viện trợ Ukraine

Politico đưa tin hôm 11/1, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa J.D. Vance sẽ gửi đơn kiến nghị tới cơ quan quản lý ngân sách của Nhà Trắng, trong đó đặt câu hỏi về số tiền hỗ trợ Ukraine.

Theo đơn kiến nghị, khoản tiền 114 tỷ USD do Quốc hội cung cấp cho Ukraine và các quốc gia bị ảnh hưởng bởi tình hình ở Ukraine không bao gồm một số khoản chuyển bổ sung mà chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã yêu cầu trước đó.

Về vấn đề này, vị thượng nghị sĩ kêu gọi cơ quan quản lý ngân sách của Nhà Trắng chỉ ra trong một báo cáo trước Quốc hội rằng Washington thực sự đã gửi bao nhiêu tiền cho Kiev.

Thanh Thảo