Sam Bankman-Fried (sinh năm 1992 ở Stanford, Mỹ) là tỷ phú giàu nhất thế giới dưới 30 tuổi. Không chỉ vậy, CEO của FTX còn đứng ở vị trí 32 trong danh sách 400 người giàu nhất thế giới của Forbes (Forbes 400). 

Giá trị khối tài sản của anh tính đến tháng 10 năm nay lên tới khoảng 26,5 tỷ đô la Mỹ nhờ FTX, một sàn giao dịch tiền điện tử tương lai có trụ sở tại Hồng Kông do anh thành lập. Hiện tại, Bankman-Fried có kế hoạch quyên góp phần lớn tài sản của mình cho các tổ chức mà anh hỗ trợ.

{keywords}
Bankman-Fried - Ông chủ sàn giao dịch tiền điện tử FTX

Bố mẹ là giáo sư nhưng từng ghét trường học

Bố mẹ của anh là Barbara Fried và Joseph Bankman, hai giáo sư từ Trường Luật Stanford (Hoa Kỳ). Mẹ anh dạy luật, kinh tế và triết học, trong khi cha anh dạy về chính sách thuế.

Mặc dù vậy, Bankman-Fried từng rất ghét trường học. Trên Yahoo! Finance, anh từng nói: “Tôi không thích học và có vấn đề về cách điều hành của trường học.”

Theo cùng nguồn tin, năm lớp 7, lớp 8, Bankman-Fried thừa nhận với mẹ rằng anh thấy trường học quá nhàm chán đến mức "sắp chết". Sau đó, cha mẹ anh đã cho anh tham gia các trại toán học vào mùa hè, nhằm rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề và kĩ năng quản lý.

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Bankman-Fried quyết định lấy bằng vật lý tại MIT - một quyết định mà tờ Business Insider cho là một cú quay xe khét lẹt.

Tại đây, anh tham gia vào một ngôi nhà tập thể tên là Epsilon Theta, và thức cả đêm để chơi game với bạn bè. Adam Yedida, một sinh viên trong nhà Epsilon Theta, nói với Yahoo! Finance rằng Bankman-Fried rất cuốn hút và cuối cùng trở thành "đội trưởng" hay chủ tịch của Epsilon Theta.

Năm 2017, Bankman-Fried rời khỏi Jane Street Capital, cùng người bạn của mình là Gary Wang tự thành lập một công ty giao dịch có tên Alameda Research, hỗ trợ các hình thức giao dịch tiền điện tử và giao dịch của các loại cổ phiếu chưa được niêm yết…

Tuy nhiên, thành công chỉ thực sự đến với Bankman-Fried khi chàng trai này và Wang cùng thành lập FTX. 

FTX nhanh chóng phát triển thành một sàn giao dịch tiền điện tử được nhiều người lựa chọn. Vào thời điểm "bùng nổ" thị trường tiền điện tử khi Bitcoin tăng giá mạnh hồi tháng 4 vừa qua, FTX đã ghi nhận khối lượng giao dịch lên tới hơn 400 tỷ USD.

Trong một cuộc gọi với Entrepreneur.com, Bankman-Fried thừa nhận rằng sai lầm lớn nhất của anh ấy là không tham gia thị trường tiền điện tử sớm hơn.

Theo cuộc phỏng vấn, người bạn của anh ấy là Gary Wang đã phát triển một con bot tự động mua bán chênh lệch giá bitcoin vào đầu năm 2013. Bankman-Fried nghĩ rằng nó rất thú vị, nhưng không hợp tác với Wang cho đến năm 2018, khi họ cùng nhau thành lập FTX.

“Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đuổi theo điều sớm hơn nhiều,” anh nói.

Sống theo “chủ nghĩa vị tha hiệu quả”

{keywords}
Vị tỷ phú giàu nhất thế giới dưới 30 tuổi sống tối giản, không có nhà riêng

Khi là sinh viên năm thứ 2, Bankman-Fried đã phát hiện ra "chủ nghĩa vị tha hiệu quả", một triết lý nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Bankman-Fried tin vào “làm việc để cống hiến”, mục tiêu là kiếm càng nhiều tiền càng tốt để người ta có thể cho đi một cách hào phóng.

Chính điều này đã định hướng cho Bankman-Fried con đường dẫn đến sự thành công. Bankman-Fried từng chọn làm việc tại công ty Jane Street Capital ở Phố Wall, vì anh tin rằng sẽ có thể làm nhiều việc tốt hơn bằng cách quyên góp một phần từ thu nhập khá cao của mình.

Mặc dù hiện là một trong những người giàu nhất thế giới, Bankman-Fried luôn sống theo “chủ nghĩa vị tha hiệu quả” của mình”.

Theo Tạp chí Cointelegraph, vào năm 2020, Bankman-Fried đã quyên góp hơn 5 triệu đô la Mỹ cho chiến dịch tranh cử tổng thống của Joe Biden. Anh đứng ở vị trí thứ 2 trong danh sách CEO ủng hộ Biden của Wall Street Journal.

Khi được Vox hỏi liệu anh có ý định cho đi tất cả số tiền kiếm được trong đời hay không, Bankman-Fried trả lời: "Đó là kế hoạch của tôi".

Doãn Hùng (Theo SCMP)

Câu chuyện giáo dục 'giải mã' sự thống trị của CEO gốc Ấn ở Mỹ

Câu chuyện giáo dục 'giải mã' sự thống trị của CEO gốc Ấn ở Mỹ

Các kỹ năng phân tích và kỹ thuật được giảng dạy trong trường cũng như nền giáo dục toàn diện của Ấn Độ giải thích việc tại sao rất nhiều người Ấn Độ là CEO của top 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ.

Chuyện thú vị về nhà toán học lừng danh trên thị trường chứng khoán

Chuyện thú vị về nhà toán học lừng danh trên thị trường chứng khoán

Khi làm thêm tại một cửa hàng bán đồ làm vườn, những người giám sát hỏi anh về kế hoạch tương lai của mình. Và câu trả lời của Simons khiến họ bật cười: Tôi muốn học toán tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).

Bước ngoặt của vị tiến sĩ Vật lý vừa trở thành tỷ phú giàu hơn Jack Ma

Bước ngoặt của vị tiến sĩ Vật lý vừa trở thành tỷ phú giàu hơn Jack Ma

Sinh ra ở một ngôi làng nghèo, từ một công chức lương 30 USD/ tháng, ông Zeng Yuqun đã nỗ lực vươn lên để lọt vào top 5 người giàu nhất châu Á với khối tài sản ròng lên tới 49,5 tỉ USD, vượt qua cả Jack Ma.

Sinh viên bỏ học trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới

Sinh viên bỏ học trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới

Quyết định bỏ Đại học Stanford từ năm 17 tuổi, ở tuổi 25, Austin Russell trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới với khối tài sản ước tính gần 3,3 tỷ USD.

Câu nói của giáo viên làm thay đổi cuộc đời vị tỷ phú từng là người vô gia cư

Câu nói của giáo viên làm thay đổi cuộc đời vị tỷ phú từng là người vô gia cư

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, nhiều lúc phải ngủ ngoài lề đường, nhưng tỷ phú John Paul DeJoria đã có một cú nhảy vọt khỏi sự nghèo khó để trở thành người sở hữu khối tài sản ước tính 3,4 tỷ USD.