Đối mặt với ung thư, bệnh nhân đã rất lao tâm khổ tứ khi tìm thầy tìm thuốc, tuân thủ chế độ ăn nghiêm ngặt. Bỗng một ngày, cơ thể sụt cân, chán ăn, mệt mỏi…kẻ thù mới đã xuất hiện: Suy mòn!

Từ sự thiếu thông tin và thiếu đề phòng, suy mòn dần tấn công bệnh nhân cho đến khi bệnh nhân đầu hàng hoàn toàn.

Dò đường đi nước bước của suy mòn

Suy mòn do ung thư thường biểu hiện rõ ràng trên lâm sàng ở giai đoạn tiến triển (với mất khối cơ, sụt cân, giảm hoạt động thể chất), và đã được nhận diện như là một tác động xấu của ung thư từ thời Hippocrates. Tuy nhiên, ở giai đoạn trễ này, cơ hội phục hồi bệnh nhân thành công đã qua. Y học hiện đại đã nhận ra rằng suy mòn tiến triển qua các giai đoạn khác nhau: tiền suy mòn, suy mòn thực sự, suy mòn trơ và đang hướng sự tập trung điều trị suy mòn ngay từ thời điểm chẩn đoán ung thư.

Ở giai đoạn đầu - Tiền suy mòn, bệnh nhân mới có ít dấu hiệu như chán ăn, sụt cân nhẹ (< 5% thể trọng ban đầu) thì thường có xu hướng không xem trọng vì cho là mệt mỏi bình thường. Ở giai đoạn tiếp theo , suy mòn thực sự - người bệnh thường xuyên giảm ăn vào, sụt cân nhiều (>5% thể trọng), rối loạn chuyển hóa toàn thân. Và đáng sợ nhất chính là giai đoạn cuối, suy mòn trơ -cơ thể suy kiệt, không đáp ứng với các điều trị, sự sống chỉ còn kéo dài không quá 3 tháng

{keywords}

Bệnh nhân cần làm gì để “phong toả” Suy Mòn

Nguyên tắc 1: Không được nhịn ăn

Nhiều người cho rằng bệnh nhân ung thư nên nhịn ăn hay chỉ dùng gạo lức muối mè để cơ thể gầy ốm, khối u teo dần do không được nuôi dưỡng. Một số quan niệm khác lại cho rằng bệnh nhân ung thư nên ăn uống bình thường hoặc chỉ bồi dưỡng trong giai đọan điều trị. Tuy nhiên, những ý kiến này gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng người bệnh.

Nguyên tắc 2: Vận động không bao giờ thừa

Sau giai đoạn điều trị, người bệnh vẫn cần tiếp tục bồi dưỡng để phục hồi sức khỏe, cải thiện chức năng miễn dịch, ổn định cân nặng… Bạn phải tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu vitamin, muối khoáng như trái cây, sinh tố. Khi cơ thể đã hồi phục, bệnh nhân tránh bị thừa cân. Trong đó, tập luyện thể thao như đi bộ, đạp xe… đóng vai trò quan trọng. Bạn nên tập thể thao trung bình 45 phút một lần, 3 lần một tuần.

{keywords}
Vận động nhẹ và tinh thần lạc quan giúp người bệnh ung thư chống chọi với bệnh.

Nguyên tắc 3: Dinh dưỡng đúng

Bệnh nhân ung thư cần phải tăng cường hàm lượng đạm (protein) để thúc đẩy quá trình đồng hóa, tăng khối nạc cơ thể, giảm nguy cơ sụt cân. Bạn nên ăn nhiều bữa trong ngày (5-6 bữa); tránh những thức ăn nhiều chất béo như món chiên, xào, thức ăn sinh hơi: đậu, bắp cải, dưa hấu, mít hoặc thức uống có gas; uống đủ nước, khoảng 8 cốc trong ngày (cốc loại 250 ml).

Ngày nay khoa học đã chứng minh được vai trò của dưỡng chất EPA (Eicosapentaenoic acid, một lọai acid béo omega 3 ) có tác dụng làm giảm sự sản xuất các chất gây viêm, giảm các xáo trộn chuyển hóa trong hội chứng suy mòn, giúp ổn định cân nặng, cải thiện tình trạng chán ăn.Liều EPA khuyến cáo của Hiệp hội Dinh dưỡng và Chuyển hóa Hoa Kỳ (ASPEN) là 2g/ngày. Dưỡng chất này có nhiều trong các loài cá vùng biển sâu như cá ngừ, cá hồi, cá tuyết… Tuy nhiên, để có thể theo một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lâu dài trước, trong và sau điều trị ung thư, giúp tiện lợi và giảm thời gian chăm sóc bữa ăn do mệt mỏi hay người thân không có nhiều thời gian chăm sóc thì người bệnh có thể sử dụng những sản phẩm dinh dưỡng được bổ sung EPA chuyên biệt cho bệnh nhân ung thư.

{keywords}
Cá biển, đặc biệt là cá hồi và cá ngừ là nguồn thực phẩm có chứa EPA cao.

{keywords}

(Theo Dân Trí/ TS. BS. Đoàn Lực, BV K)