(VEF.VN) - Tạo ra sự hiện diện cao hơn từ ngoại giao công chúng không chỉ mang lại du lịch và đầu tư gia tăng từ khu vực doanh nghiệp quốc tế, mà còn giúp định vị các công ty Việt Nam vượt ngoài giới hạn châu Á.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam VEF.VN tiếp tục giới thiệu loạt bài của Roland Schatz, người sáng lập và CEO của Media Tenor International.

Gần 100 năm trước, Walter Lippmann đã định nghĩa vai trò của ngoại giao công chúng (public diplomacy). "Thế giới mà chúng ta phải ứng phó một cách chính trị vượt ngoài tầm tay, tầm nhìn và tâm trí của chúng ta. Nó phải được khám phá, tường thuật và tưởng tượng. Con người không phải là thần thánh có thể chiêm nghiệm mọi sự tồn tại trong nháy mắt. Con người là động vật của sự tiến hóa, chỉ có thể tiếp nhận một thực tế vừa đủ để xoay xở sự tồn tại của mình và nắm bắt trong giới hạn thời gian một vài khoảnh khắc thông thái và hạnh phúc."

Là một nhà báo và một học giả Harvard, ông quan tâm đến việc hiểu tại sao mọi người lại có những hình ảnh nhất định về các quốc gia khác và làm thế nào những hình ảnh này có thể được thay đổi theo thời gian. Kinh nghiệm chính của ông là cuộc thế chiến lần I và tác động của nó tới nhận thức của người dân trên toàn thế giới.

Media Tenor International ca ngợi những quốc gia trở thành cường quốc toàn cầu. Nhưng kết quả năm nay thậm chí không đưa Việt Nam vào trong top 15 đất nước mới nổi.
Nghiên cứu truyền thông dẫn dắt ý kiến quốc tế và cố gắng hiểu sự phát triển mới nhất tại Việt Nam đòi hỏi phải đi xa hơn để nhận ra rằng đất nước sôi động này nằm trong số những quốc gia được gọi là "thứ 11 tiếp theo" nhờ việc quản lý tăng trưởng kinh tế thậm chí trong môi trường kinh doanh toàn cầu khó khăn này.
Việt Nam thường bị hầu hết các phương tiện truyền thông toàn cầu tới nhắc đến với cuộc chiến tranh liên quan tới Mỹ gần 40 năm trước. Sự phát triển gần đây trong chính trị, giáo dục và khu vực doanh nghiệp có xu hướng bị bỏ qua.

Dĩ nhiên, Việt Nam không hoàn toàn mong muốn được xếp hạng trong top 5 bởi vì những nước có mặt trong đó phần lớn là do các tiêu đề liên quan đến xung đột và khủng hoảng trên truyền thông và báo chí toàn cầu. Việt Nam được khuyến khích xếp hạng trong số những nước từ thứ 6 đến thứ 10. Không may thay, theo dữ liệu của Media Tenor, Việt Nam đã không tìm được cách thu hút phương tiện truyền thông toàn cầu và đạt được điều này vào giữa tháng 7/ 2010 và tháng 7/2011.

Tạo ra sự hiện diện cao hơn sẽ không chỉ mang lại du lịch và đầu tư gia tăng từ khu vực doanh nghiệp quốc tế, nó còn giúp định vị các công ty Việt Nam vượt ngoài giới hạn châu Á. Các công ty ít được biết đến phải đối mặt với những khó khăn trong việc giải thích với các đối tác tiềm năng tại Mỹ, châu Âu và bất cứ nơi nào khác. Kết quả mới nhất của xếp hạng Minh Bạch Quốc tế về tham nhũng không phải là một mối đe dọa mà là một trong những thách thức mà chính phủ Việt Nam đang nỗ lực vượt qua. Những bảng xếp hạng này xuất hiện trên phương tiện truyền thông toàn cầu một lần một năm, và, nếu những hoạt động hiện tại của chính phủ tại Hà Nội cũng không được biết đến, vị trí xếp hạng 116 hiện nay của đất nước sẽ mãi ở lại trong tâm trí của các CEO trên toàn thế giới.

Điều này còn đáng quan tâm hơn khi Ấn Độ, một quốc gia được cho là không thành công trong cuộc chiến đấu chống tham nhũng trong mắt truyền thông lại được xếp hạng tốt hơn ở vị trí số 78. Các nhà đầu tư bên ngoài châu Á sẽ nhìn vào vị trí này và nhận thấy rằng họ phải cực kỳ cẩn thận khi làm kinh doanh tại đất nước này.

Các quốc gia mới nổi gắn liền với những bất ổn chính trị thu hút được sự chú ý của truyền thông quốc tế nhất trong khi các quốc gia mới nổi gắn liền với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế, như Trung Quốc và Ấn Độ, ít thu hút được sự chú ý của nước ngoài hơn.
Tuy nhiên, cùng lúc, các Giám đốc điều hành cũng đọc được các báo cáo hấp dẫn về những phát triển mới nhất tại Bangalore, về việc làm thế nào Tata đang giành được đà phát triển trong ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu và những bộ luật mới nhất liên quan tới việc cải thiện tiêu chuẩn kiểm toán của các doanh nghiệp niêm yết bằng việc khiến cho XBRL (ngôn ngữ báo cáo kinh doanh mở rộng) trở thành bắt buộc. Các CEO Việt Nam phải hiểu rằng họ là đại sứ cho đất nước mình; mỗi lần đi công tác nước ngoài, họ cần dành thời gian để nói với truyền thông và giải thích điều họ đang làm và làm thế nào họ quản lý doanh nghiệp của mình.

Sáng kiến này có thể được gọi là "Doanh nghiệp vì hành động ngoại giao" và quay trở lại với những từ được Walter Lippmann sử dụng, nó rõ ràng sẽ giúp cải thiện hình ảnh trong tâm trí của những người đang trong quá trình quyết định nếu họ muốn khám phá Việt Nam với tư cách là khách du lịch, chủ đầu tư hoặc cả hai.

Tuyễn Nguyễn (Dịch)