Chóng mặt phần lớn là bệnh lành tính, thường gặp ở nữ giới hơn, đặc biệt ở người trên 40 tuổi. Tùy tình trạng bệnh, bác sĩ áp dụng phác đồ điều trị khác nhau như dùng thuốc , phẫu thuật hoặc các biện pháp điều trị đặc biệt khác.
Với cơn chóng mặt nhẹ
Nếu bạn có biểu hiện hoa mắt, hơi choáng váng, vận động không được thoải mái khi thay đổi tư thế thì bạn đang bị chóng mặt ở mức độ nhẹ. Khi đó, bạn nên tập trung cao độ, nhìn vào 1 đồ vật đang đứng yên thì sẽ giảm cảm giác chóng mặt. Đồng thời, bạn có thể uống thuốc có thành phần là Acetyl-DL- Leucine 1 viên/lần, ngày uống 2 lần liên tục trong 5-7 ngày để xua tan cơn chóng mặt.
Với cơn chóng mặt trung bình
Bạn cảm thấy đồ vật xoay vòng, bản thân lảo đảo như người say rượu, kèm theo là cảm giác buồn nôn và đứng, ngồi không vững, ngay lập tức bạn nên tìm chỗ vịn nếu đang đứng để tránh tẽ ngã, bị thương.
Bạn chuyển qua trạng thái ngồi hoặc nằm một cách nhẹ nhàng, từ từ và dùng ACETYL-DL-LEUCINE 500mg liều 2 viên để cơ thể ổn định hơn. Khi khỏe hơn, bạn có thể phương pháp “đánh trống mang tai” để giảm thiểu cơn chóng mặt.
Với phương pháp này, trước hết, bạn dùng ngón tay giữa để trước tai, ngón trỏ để sau tai xoa, nhấn mạnh và tì xuống các huyệt trước và sau tại 20-30 lần, tiếp tục xoa đều cac huyện quanh vành tai 20-30 lần. Sau đó, bạn dùng 2 lòng bàn tay up lên cả 2 tai, che lại và mở ra như đánh trống từ 5-10 lần. Cuối cùng, bạn sử dụng ngón tay trỏ và giữa vỗ mạnh sau ót từ 5 - 10 lần.
Với cơn chóng mặt nặng
Không gian quanh bạn quay cuồng, bạn không thể đi lại nếu không có người đỡ, cũng không thể tự ngồi 1 mình, khi nằm cũng khó thay đổi tư thế như nằm ngửa qua nằm nghiêng, kèm theo nôn mửa dữ dội, rung giật nhãn cầu… là triệu chứng của cơn chóng mặt nặng. Lúc này, “thuốc bất ly thân” và cũng là thuốc không thể thiếu trong tủ y tế gia đình là thuốc chứa hoạt chất ACETYL-DL-LEUCINE 500mg sẽ là cứu cánh ngay tức thì, liều 2 viên/lần, ngày uống 2 lần. Sau đó, bạn nên gặp ngay bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp.
Trong quá trình tuân thủ điều trị từ bác sĩ, bạn nên áp dụng thêm phương pháp thở PEITH hay còn gọi là nén oxy bão hòa. Buổi sáng khi thức dậy, bạn hít không khí qua đường mũi tối đa, gồng người, phình bụng hết cỡ, nín thở rồi cố giữ trạng thái nín thở ở mức lâu nhất có thể, thông thường từ 20-30 giây. Khi không thể nín được nữa thì thở mạnh ra bằng miệng. Bạn làm thế tối thiểu 5 lần. Nếu cần thiết, vào buổi tối trước khi đi ngủ, bạn thực hiện lại thêm 1 lần khi ngồi, nằm hay đứng đều được. Thở như vậy sẽ làm tăng bão hòa ôxy cho máu và giúp não không bị thiếu oxy gây ra chóng mặt.
Doãn Phong