- Do ảnh hưởng bão số 5, mực nước thượng nguồn tiếp tục lên cao, gây nhiều thiệt hại về sản xuất và đời sống  trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Lũ dâng cao, vỡ đê hoàng loạt
Theo dự báo, đến đầu tháng 10 sẽ xuất hiện đỉnh lũ. Tuy nhiên, ngày 28/9, nước lũ dâng cao đã khiến nhiều tuyến đê tại Đồng bằng sông Cửu Long bị vỡ.
 
Lũ cuốn trôi đường, 700 người bị chia cắt
Mưa lũ mấy ngày qua đã khiến nhiều địa bàn tại các tỉnh miền Trung bị ngập lụt, chia cắt. Trong khi đó, theo dự báo, bão số 4 đang hướng thẳng vào miền Trung và sẽ còn có mưa to.


Ở huyện Tân Hồng, mặc dù đã dồn toàn lực gia cố, chống chịu, nhưng với sức nước đổ về quá mạnh, khu đê bao ở Bờ Bắc kênh Cả Mũi xã Tân Thành A – huyện Tân Hồng đã bị vỡ vào rạng sáng hôm nay, nhấn chìm hoàn toàn 500 ha lúa trong nước lũ.

Ước tính thiệt hại đối với diện tích lúa bị ngập là trên 5 tỷ đồng.




Bảo vệ đê ở Tân Hồng


Ông Nguyễn Văn Thể - Bí thư Đảng ủy huyện Tân Hồng cho biết: “Sau khi xảy ra cái sạt lở ở Cả Mũi thì chúng tôi sẽ kiểm kê kỹ tất cả các diện tích đồng thời là cho các đoàn thể vận động bà con di dời các đồ vật lên nơi cao ráo.

Đồng thời, chúng tôi đã chỉ đạo về khối nhà nước, khối Đảng phải tập trung cùng với người dân chống lũ để bảo vệ các khu ô bao còn lại.

Chúng tôi sẽ bằng mọi giá và bằng mọi biện pháp, không sợ tốn kém, làm sao bảo vệ được an toàn tài sản cho bà con”.

Còn tại huyện Hồng Ngự, 2600 lúa thu đông ở xã Thường Thới Tiền và Thường Phước 2 cũng đang đặt trong tình huống hết sức nguy cấp.

Trường học ở Hồng Ngự bị ngập

Do hiện nay mặt nước bên ngoài cao hơn bên trong mặt ruộng từ 3 đến 4m nên gây áp lực rò rỉ toàn bộ 10km đê bao và nước cũng đã tràn qua 1 số đoạn.

Theo chính quyền địa phương, dùng cừ tràm đóng chịu chân đê chống rò rỉ để xáng cạp, tiếp tục nâng cao trình là biện pháp hiệu quả nhất trong thời điểm khẩn cấp hiện nay. 

Vì vậy, cùng một lúc, việc huy động số lượng lớn cừ tràm, bao cát là rất khó khăn. Những loại vật liệu này hiện đang rất khan hiếm tại các huyện đầu nguồn.

Từ cuối tuần trước, UBND tỉnh Đồng Tháp đã chỉ đạo hoãn các chuyến công tác xa, những cuộc họp chưa thật sự cần thiết để tập trung dồn sức cho nhiệm vụ trọng tâm phòng chống lụt bão.

Lực lượng vũ trang trong tỉnh cũng đã điều 2.300 quân đến ứng cứu các khu vực đê bao xung yếu.

Trước tình hình hết sức khó khăn, UBND tỉnh cũng yêu cầu BGH trường Đại học Đồng Tháp huy động 100 sinh viên giúp dân chống lũ.

Đầu giờ chiều nay, 100 sinh viên nam, thể lực tốt, biết bơi đã hăng hái tình nguyên lên đường đến huyện Tam Nông giúp dân gia cố đê bao.

Trong khi đó, mực nước lên cao cũng đã làm cho nhiều tuyến đường liên xã, liên huyện và tràn qua 1 số đoạn trên quốc lộ 30.

Tuyến đường liên xã Bình Thạnh - Tân Hội của thị xã Hồng Ngự đã bị ngập sâu. Hàng chục hộ dân phải di dời lên quốc lộ 30 ở tạm.

Bảo vệ đê bao An Bình B


Cuộc sống của bà con hết sức khó khăn, nhất là có nhiều trẻ em phải sống tạm bợ như thế này. Tuyến dân cư này hiện đã bị ngập sâu nhưng nhiều hộ vẫn còn bám trụ chưa di dời vì điều kiện giông gió hết sức nguy hiểm, xung quanh đều là đồng trống.

Sở GTVT tỉnh Đồng Tháp cũng đã phát hành thông báo khẩn cấp hạn chế tải trọng trên 10 tấn đối với xe lưu thông trên các tuyến đường: QL 30 đoạn từ đường Trần Quốc Toản đến ngoại ô thị xã Hồng Ngự; các tuyến đường tỉnh lộ.

Riêng đối với tuyến ĐT 844 đoạn từ An Long đến Tam Nông cấm xe ô tô trên 4 chỗ ngồi lưu thông; Các tuyến đường nông thôn phía Bắc sông Tiền chỉ cho phép xe mô tô 2 bánh lưu thông.

Chiều ngày 28/9, UBND tỉnh Đồng Tháp đã có công văn yêu cầu Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các điểm trường tiểu học, trung học cơ sở cho học sinh nghỉ học từ ngày 29 tháng 09 đến hết ngày 08 tháng 10 năm 2011.

Riêng đối với các phường thuộc thành phố Cao Lãnh, nếu đảm bảo điều kiện an toàn cho học sinh thì vẫn duy trì việc học đối với học sinh trung học cơ sở.

Điệp Ngọc