Tổng trữ lượng và tiềm năng dầu khí có khả năng thu hồi của các bể trầm tích Đệ Tam của Việt Nam khoảng 4.300 triệu tấn dầu quy đổi, đã phát hiện là 1.208,89 triệu tấn, chiếm khoảng 28% tổng tài nguyên dầu khí Việt Nam, trong đó trữ lượng dầu khí có khả năng thương mại là 814,7 triệu tấn dầu quy đổi, xấp xỉ 67% tài nguyên dầu khí đã phát hiện.

Bài lấy lại:




Trữ lượng đã phát hiện tính cho các mỏ dầu khí gồm trữ lượng với hệ số thu hồi dầu khí cơ bản (khai thác bằng năng lượng tự nhiên) và trữ lượng thu hồi bổ sung do áp dụng các biện pháp gia tăng thu hồi (bơm ép nước) được tính cho các mỏ đã tuyên bố thương mại, phát triển và đang khai thác được phân bổ như sau: trữ lượng dầu và condensat khoảng 240 triệu tấn (khoảng 18 triệu tấn condensat), khí 394,7 tỉ m3 trong đó lượng khí đưa vào bờ sử dụng chỉ đạt 18,67 tỉ m3 khí (khoảng 50%), số khí còn lại được dùng tại mỏ và đốt bỏ để bảo vệ môi trường. Đến 31/12/2004 trữ lượng còn lại 250,06 triệu tấn dầu và 357 tỉ m3 khí.

Việt Nam là quốc gia có tiềm năng dầu khí đã được phát hiện ở võng Hà Nội, ở bể Nam Côn Sơn và Cửu Long thuộc thềm lục địa Việt Nam từ năm 1975, nhưng với trữ lượng không đáng kể.

Sau khi phát hiện và khai thác dầu từ móng nứt nẻ trước Đệ Tam của mỏ Bạch Hổ ở bể Cửu Long, trữ lượng dầu của Việt Nam mới được vào thống kê đầu tiên và năm 1990 và sau khi phát hiện mỏ khí Lan Tây – Lan Đỏ ở bể Nam Côn Sơn trữ lượng khí của Việt Nam mới được đưa vào bảng thống kê của thế giới từ năm 1992.

Theo thống kê của BP (BP 2004 Statistical Review of World Energy) trữ lượng dầu thế giới vẫn giữ được mức tăng trưởng so với năm 1992 và đạt 1.147,8 tỉ thùng cuối năm 2003 chủ yếu tập trung ở khu vực Trung Đông (63%).

Trong khi đó ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương từ năm 1992 đến 31/12/2003, trữ lượng dầu tăng lên khoảng 1,7 tỉ lần so với năm 1992 từ 250,9 triệu tấn (1.930 triệu thùng) lên 420 triệu tấn (3.203 triệu thùng) vào cuối năm 2004 và chỉ chiếm khoảng 7,8% trữ lượng dầu của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đứng hàng thứ 6 (sau Maylaysia) trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Tổng trữ lượng khí của thế giới đến cuối năm 2003 khoảng 175,78 nghìn tỉ m3 (6.420,9 TSCF), trong đó các nước khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có trữ lượng khí khoảng 13,47 nghìn tỉ m3 (475,6 TSCF) chiếm khoảng 8% trữ lượng khí trên thế giới, đứng thứ tư sau Châu Phi. Trữ lượng khí của việt Nam mặc dù tăng 3 lần từ 120 tỉ m3 (4,3 TSCF) vào năm 1992 lên 395 tỉ m3 (14 TSCF) vào năm 2004 nhưng chỉ chiếm khoảng 2,9% trữ lượng khí khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và xếp thứ chín sau Papua New Guinea.

Nghiên cứu sự biến động trữ lượng dầu khí khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cho thấy trong khi các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia có trữ lượng dầu giảm đi so với năm 1992 thì Việt Nam lại có sự tăng trữ lượng nhanh cả dầu và khí.

Thành công trong thăm dò gia tăng trữ lượng dầu khí của Việt Nam là do hàng loạt các hợp đồng dầu khí được ký ở các vùng mới và hoạt động thăm dò sôi động mở rộng ra toàn thềm lục địa đến vùng nước sâu 200 m.

Mặt khác, khoan thăm dò và phát triển mỏ Bạch Hổ lần dầu tiên đã phát hiện dầu trong móng nước Đệ Tam bổ sung nguồn trữ lượng rất lớn để duy trì và tăng sản lượng khai thác.

Như vậy, ngày cả những phát hiện mới bị giảm đi, số lượng và quy mô, trữ lượng có khả năng tăng mạnh đáng kể ở các vùng xung quanh mỏ sẵn sàng khai thác. Điều đó nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động phát triển ở các mỏ đã phát hiện trong việc thăm dò hợp lý các tiềm năng dầu khí có thể.

  • Theo Nguyễn Văn Đắc (Địa chất và Tài nguyên dầu khí Việt Nam)