Trong khi một năm người dân lao động thuần nông chỉ kiếm được hơn một triệu đồng thì người trộm vàng có thể dễ dàng kiếm được số tiền đó trong 2 ngày.
Theo một người dân xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, đời sống của người dân nơi đây vốn nghèo khó vất vả. Một bộ phận người dân trong xã vốn có thói quen đi mót vàng ngoài thời gian làm ruộng, làm rừng. Thu nhập từ việc “làm thêm’ này khá hấp dẫn. Xét ở thời điểm trước khi Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu hoạt động, trung bình một người dân kiếm được khoảng một cây vàng một năm.
Thời gian gần đây, giá vàng lên cao, người dân càng lên "cơn khát" mót vàng. Chỉ mất khoảng 3 giờ ban đêm đột nhập quặng vàng để lấy một bao đá, về sàng lọc, mỗi "vàng tặc" cũng được khoảng 1 - 2 chỉ vàng, trị giá 600.000 - 700.000 đồng.
Theo ông Bùi Quang Minh, Chủ tịch UBND xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, trong xã Tam Lãnh có 1.600 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 18%. Đa số người dân sống bằng nghề nông lâm nghiệp, thu nhập chủ yếu từ trồng cây keo, thu nhập bình quân 13 triệu/người/năm. Nếu so với số tiền từ "mót" quặng vàng như trên, một ngày, mỗi người có thể kiếm tiền bằng nửa năm nai lưng trồng keo.
Cướp vàng vì... mâu thuẫn?
Ông Minh cho biết, trước khi Công ty vàng Bồng Miêu chính thức hoạt động, một bộ phận người dân trong xã sống bằng nghề mót vàng. Do đó, sau khi công ty này đi vào hoạt động, đã nảy sinh mâu thuẫn giữa một bộ phận dân trong xã với công ty. Hành động cướp vàng ồ ạt trong thời gian gần đây cũng bắt nguồn từ nguyên nhân này.
“Mâu thuẫn lớn nhất giữa một số người dân và công ty khai thác vàng vẫn là lợi ích kinh tế. Đã nhiều lần chính quyền địa phương đối thoại trực tiếp với người dân về vấn đề thắc mắc, kiện cáo. Sau mỗi cuộc đối thoại, họ tỏ ra hiểu và chấp hành pháp luật nhưng bên trong họ vẫn mâu thuẫn và tổ chức cướp vàng. Các cơ quan chức năng của huyện hằng năm tổ chức 3 - 4 đợt truy quét, tịch thu nhiều trang thiết bị, máy móc nhưng sau đó vẫn xảy ra”, ông Minh nói.
Cũng theo ông Minh, từ đầu tháng 6, nhất là từ ngày 10/6 đến nay, người dân hành động ồ ạt hơn. Nếu trước đây chỉ là nhóm người nhỏ, khoảng 60 - 70 người thì thời gian gần đây, có lúc lên đến 300 người. Những người này thường chỉ mang theo búa để đập quặng. Tuy nhiên, một số người khi bị lực lượng bảo vệ ngăn cản đã chống đối rất hung hãn, thậm chí dùng đá ném. “Xung quanh quặng vàng của Công ty vàng Bồng Miêu đều là rừng núi rừng, nhóm người cướp vàng quá đông, lại hoạt động về ban đêm nên lực lượng chức năng rất khó xử lý’, ông Minh thở dài.
Về hoạt động của Công ty vàng Bồng Miêu, ông Minh khẳng định, thời gian gần đây công ty này không làm ảnh hưởng gì tới người dân, thậm chí, còn hỗ trợ người dân phát triển kinh tế. “Mấy năm đầu hoạt động công ty có gây ra 2 - 3 vụ làm ô nhiễm môi trường nhưng sau khi cơ quan chức năng đi kiểm tra, xử lý, công ty này đã khắc phục và tuân thủ nguyên tắc bảo vệ môi trường. Ngoài ra, công ty này thường xuyên thực hiện chương trình cộng đồng, hàng năm hỗ trợ người dân 500 - 700 triệu đồng làm vốn chăn nuôi bò, lợn, gà…
Ông Minh cũng cho biết, hiện UBND tỉnh Quảng Nam và các cơ quan chức năng đã lên kế hoạch xử lý vấn đề này, dự kiến, đến 25/6 sẽ lập lại trật tự ở khu vực này.
Theo Đất Việt
Theo một người dân xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, đời sống của người dân nơi đây vốn nghèo khó vất vả. Một bộ phận người dân trong xã vốn có thói quen đi mót vàng ngoài thời gian làm ruộng, làm rừng. Thu nhập từ việc “làm thêm’ này khá hấp dẫn. Xét ở thời điểm trước khi Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu hoạt động, trung bình một người dân kiếm được khoảng một cây vàng một năm.
Hiện trường vụ cướp quặng vàng hồi tháng 8/2010. Ảnh: Người lao động. |
Theo ông Bùi Quang Minh, Chủ tịch UBND xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, trong xã Tam Lãnh có 1.600 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 18%. Đa số người dân sống bằng nghề nông lâm nghiệp, thu nhập chủ yếu từ trồng cây keo, thu nhập bình quân 13 triệu/người/năm. Nếu so với số tiền từ "mót" quặng vàng như trên, một ngày, mỗi người có thể kiếm tiền bằng nửa năm nai lưng trồng keo.
Cướp vàng vì... mâu thuẫn?
Ông Minh cho biết, trước khi Công ty vàng Bồng Miêu chính thức hoạt động, một bộ phận người dân trong xã sống bằng nghề mót vàng. Do đó, sau khi công ty này đi vào hoạt động, đã nảy sinh mâu thuẫn giữa một bộ phận dân trong xã với công ty. Hành động cướp vàng ồ ạt trong thời gian gần đây cũng bắt nguồn từ nguyên nhân này.
“Mâu thuẫn lớn nhất giữa một số người dân và công ty khai thác vàng vẫn là lợi ích kinh tế. Đã nhiều lần chính quyền địa phương đối thoại trực tiếp với người dân về vấn đề thắc mắc, kiện cáo. Sau mỗi cuộc đối thoại, họ tỏ ra hiểu và chấp hành pháp luật nhưng bên trong họ vẫn mâu thuẫn và tổ chức cướp vàng. Các cơ quan chức năng của huyện hằng năm tổ chức 3 - 4 đợt truy quét, tịch thu nhiều trang thiết bị, máy móc nhưng sau đó vẫn xảy ra”, ông Minh nói.
Cũng theo ông Minh, từ đầu tháng 6, nhất là từ ngày 10/6 đến nay, người dân hành động ồ ạt hơn. Nếu trước đây chỉ là nhóm người nhỏ, khoảng 60 - 70 người thì thời gian gần đây, có lúc lên đến 300 người. Những người này thường chỉ mang theo búa để đập quặng. Tuy nhiên, một số người khi bị lực lượng bảo vệ ngăn cản đã chống đối rất hung hãn, thậm chí dùng đá ném. “Xung quanh quặng vàng của Công ty vàng Bồng Miêu đều là rừng núi rừng, nhóm người cướp vàng quá đông, lại hoạt động về ban đêm nên lực lượng chức năng rất khó xử lý’, ông Minh thở dài.
Về hoạt động của Công ty vàng Bồng Miêu, ông Minh khẳng định, thời gian gần đây công ty này không làm ảnh hưởng gì tới người dân, thậm chí, còn hỗ trợ người dân phát triển kinh tế. “Mấy năm đầu hoạt động công ty có gây ra 2 - 3 vụ làm ô nhiễm môi trường nhưng sau khi cơ quan chức năng đi kiểm tra, xử lý, công ty này đã khắc phục và tuân thủ nguyên tắc bảo vệ môi trường. Ngoài ra, công ty này thường xuyên thực hiện chương trình cộng đồng, hàng năm hỗ trợ người dân 500 - 700 triệu đồng làm vốn chăn nuôi bò, lợn, gà…
Ông Minh cũng cho biết, hiện UBND tỉnh Quảng Nam và các cơ quan chức năng đã lên kế hoạch xử lý vấn đề này, dự kiến, đến 25/6 sẽ lập lại trật tự ở khu vực này.
Công ty TTNHH Bồng Miêu sẽ thu hẹp quy mô Ông Dương Chí Công, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Nam, cho biết, tình trạng người dân trong xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh "hôi vàng" rất phức tạp. Nguyên nhân chính dẫn đến hành động này là thiếu công ăn việc làm. "Họ thấy vàng tăng giá, lực lượng bảo vệ mỏng nên rủ nhau đi hôi vàng. Việc Công ty TNHH Vàng Bồng Miêu hoạt động hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến đời sống của người dân", ông Công khẳng định. Cũng theo ông Công, UBND tỉnh và Sở Tài nguyên Môi trường đã đi kiểm tra thực địa. Trong thời gian tới, công ty này sẽ thu hẹp quy mô và trả lại một phần diện tích cho chính quyền xã. “Công ty này đã có một số mỏ khác tốt hơn và một số vấn đề liên quan đến tiền thuê đất nên họ đã làm đơn xin trả lại đất cho chính quyền. Sau này họ sẽ chủ yếu khai thác hầm lò chứ không khai thác lộ thiên nữa. Do đó, họ sẽ trả lại đất cho địa phương, giao đất giao rừng cho người dân", ông Công nói. |
Theo Đất Việt