Thu hoạch mì Spaghetti từ cây tại Thụy Sĩ

Ngày 1/4/1957, trên kênh truyền hình tin tức Panorama của đài BBC đã đưa tin, nhờ mùa đông không lạnh giá và việc loài mọt ngũ cốc bị tiêu diệt nên các nông dân Thụy Sĩ đã có một vụ mùa thu hoạch mì Spaghetti thành công. Và sau đó họ đã đăng kèm một đoạn video chiếu cảnh các nông dân Thụy Sĩ đang kéo các sợi mì Spaghetti từ các cành cây xuống cho vào giỏ.

{keywords}
 

Sau đó đã có hàng trăm khán giả gọi đến BBC nhờ tư vấn cách trồng cây mì Spaghetti.

Ngay buổi tối ngày 1/4, BBC đã có lời thú nhận bằng một thông báo rằng đó chỉ là một trò đùa Cá tháng Tư nhưng vẫn có rất nhiều khán giả gọi điện đến.

Vì vậy họ đã quyết định hồi đáp tới các các cuộc gọi như sau: 'Hãy gieo một cọng mì vào hộp chứa nước sốt cà chua sau đó hãy cầu nguyện và hi vọng điều tốt đẹp nhất sẽ đến'.

Túi nilon biến tivi đen trắng thành tivi màu

Năm 1962, hầu hết tivi tại Thụy Điển đều là tivi đen trắng. Ngày 1 tháng 4 năm 1962, một chương trình của quốc gia này giới thiệu chuyên gia kỹ thuật của trạm, ông Kjell Stensson đem tới cho người xem công nghệ chuyển đổi tivi đen trắng thành màu sắc sống động chỉ bằng túi nilon.

Để thuyết phục người xem, Stensson đã làm mẫu ngay trong chương trình: trùm một chiếc nilon màu lên màn hình tivi. Hàng ngàn người đã bắt chước theo nhưng không thành công. Ngay sau đó, họ phát hiện ra mình chỉ là 'con Cá tháng Tư'.

Câu chuyện tờ tiền 10 Tenge đính vàng và bạch kim ở Kazakhtan

Vào ngày Cá tháng Tư một tờ báo địa phương Kazakhtan đã chơi trò đùa tai hại bằng cách tung tin giật gân: Trong khi chế tạo sợi chỉ kim loại để tạo an toàn cho tờ bạc giấy 10 Tenge, nhà nước đã sử dụng nhầm vàng và bạch kim, nay kêu gọi mọi công dân nộp lại để thu hồi kim loại quý. Mỗi tờ 10 Tenge sẽ được nhà nước mua lại với giá 250 USD.

{keywords}
Tờ tiền 10 Tenge

Người dân Kazkhtan quá đỗi vui mừng vì theo tỉ giá công khai thì 60 Tenge mới mua được 1USD và nếu đổi lại thì tờ 10 Tenge sẽ có giá trị gấp 150 lần.

Ngay hôm sau đã có hàng vạn người dân mang theo một bịch lớn tiền 10 Tenge đứng xếp hàng trước cửa các nhà băng.

Khi đó, ngân hàng địa phương mới tá hỏa và cố giải thích nhưng đã muộn vì một số khách hàng tức giận đã vác đá ném vỡ cửa kính.

Công nghệ đọc suy nghĩ người dùng

Hãng công nghệ lớn Google cũng tung ra những trò bịp không kém phần ngoạn mục để bắt "Cá tháng Tư" vào năm 2000.

{keywords}
 

Năm 2000, Google tuyên bố cho ra mắt công nghệ tìm kiếm mới bằng cách đọc suy nghĩ người dùng, mang tên MentalPlex.

Theo đó, người sử dụng không cần gõ từ khóa tìm kiếm mà chỉ cần làm theo hướng dẫn chi tiết sau của Google:

1. Bỏ mũ và kính ra

2. Giữ nguyên đầu ở 1 vị trí và tập trung nhìn vào một vòng tròn xoáy trên website tìm kiếm.

3. Tập trung vào hình ảnh, nội dung cần tìm kiếm. Bạn có nhìn thấy nội dung cần tìm kiếm?

Hàng ngàn người dùng đã làm theo hướng dẫn để rồi phát hiện ra mình là 'nạn nhân' khi kết quả tìm kiếm của Google chỉ hiển thị ra thông điệp về ngày Cá tháng Tư.

Lễ tắm rửa sư tử trắng ở London

Năm 1860, người dân London nhận được lời mời với nội dung: 'Lâu đài Tháp London thân mời mọi người tới dự lễ tắm rửa sư tử trắng thường niên, diễn ra trong ngày 1/4/1860. Chỉ đón khách ở Cổng trắng'.

{keywords}
 

Sau khi nhận được lời mời đó, tới buổi trưa ngày 1/4/1860, một đám đông đã kéo đến tụ tập bên ngoài tòa lâu đài. Tuy nhiên, họ nhanh chóng thất vọng khi biết tin lâu đài này hoàn toàn không hề có một con sư tử nào, huống gì tới sư tử trắng.

Tòa nhà bị phá hủy

Ngày 1/4/1933, tờ Madison Capital Times đưa tin tòa nhà Wisconsin, Mỹ bị phá hủy vì những tiếng nổ bí ẩn. Bài báo còn đăng tải hình ảnh tòa nhà bị sập khiến độc giả vô cùng sợ hãi và lo lắng. Năm 1985, tờ báo The Science Digest coi đây là trò đùa 'độc' nhất trong lịch sử ngày Cá tháng Tư

{keywords}
 

 

Video: Cú lừa ngoạn mục ngày Cá tháng Tư

Video: Cú lừa ngoạn mục ngày Cá tháng Tư

Ngày nói dối 1/4, chắc hẳn nhiều người đã từng rơi vào tình huống dở khóc dở cười Nhưng nguồn gốc của ngày này thì ít người biết tới. 

Diệu Bình (tổng hợp)