Xuất hiện trên facebook cách đây vài ngày, những bức ảnh ghi lại quy trình chế biến váng đậu bằng chân vô cùng mất vệ sinh với đầy ruồi nhặng bâu quanh đang khiến cộng đồng mạng hoang mang lo lắng…

Theo đó, trên 1 trang facebook cá nhân, dù người đăng tải không ghi rõ thời gian, địa điểm chụp, nhưng với lời tựa: "Váng đậu các bạn hay ăn lẩu đây nhé", những bức ảnh ghi lại cảnh các thanh niên dẫm đạp lên các khối bột trên nền nhà cáu bẩn, sau đó là cảnh phơi váng đậu tươi ở bên cạnh một căn nhà đổ nát, với ruồi nhặng bâu đầy vẫn thu hút sự chú ý của hàng nghìn người Việt Nam.

{keywords}
Những bức ảnh đang khiến cộng đồng mạng xôn xao.

Chỉ tính riêng trên facebook của người đăng tải, đã có 4,7 nghìn lượt thích, 1,5 nghìn bình luận và 10 nghìn lượt chia sẻ những bức ảnh này. Trong đó, hầu hết cư dân mạng đều bầy tỏ sự hoang mang sợ hãi với quá trình chế biến này. Bởi với nhiều người, váng đậu là món ăn quen thuộc, thậm chí là sở trường của rất nhiều người Việt Nam.

Facebooker Hoàng Lan viết: “Trời ơi, món khoái khẩu của mình mà được chế biến thế này ư? Từ nay thì cạch đến già”.

Độc giả Trần Trung cũng đồng quan điểm, anh cho biết, sẽ chia sẻ để mọi người cùng tẩy chay món ăn này.

Tuy nhiên, khi truy tìm nguồn gốc của bức ảnh, một sự thật đã được phơi bầy.

Theo đó, bức ảnh về váng đậu được đăng tải đã xuất hiện trên một trang báo của Malaysia từ cách đây khá lâu.

{keywords}
Bài báo đăng tải những bức ảnh của một cơ sở sản xuất váng đậu mất vệ sinh ở Malaysia

Đó là bài báo với những bức ảnh phía trên viết về 1cơ sở sản xuất váng đậu mất vệ sinh ở Kampung Melayu Subang, Shah Alam, Selangor, Malaysia.

{keywords}
Lệnh cấm sản xuất của chính quyền đối với cơ sở sản xuất này.

Bài báo này cũng cho hay, cơ sở sản xuất đã phải nhận lệnh cấm sản xuất từ chính quyền từ tháng 04/2015.

Còn bức ảnh ghi lại cảnh các thanh niên dùng chân dẫm lên khối bột là bức ảnh được lấy trên một bài báo của Thái Lan. 

{keywords}

Và loại bột mà các thanh niên đang làm chính là bột bánh roti, một loại bánh mì dẹt truyền thống của Ấn Độ, nhưng khá phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á.

Minh Anh