Với gần 300 trang sách của “Sáng tạo không giới hạn trong kinh doanh”, ‘Vua hồ tiêu’ Phan Minh Thông mong muốn mở ra một diện mạo phong phú của đời sống doanh nhân: quyết liệt trong kinh doanh nhưng rất “đa màu” trong đời sống.

“Viết không phải để khoe khoang”

- Với gần 300 trang sách của “Sáng tạo không giới hạn trong kinh doanh”, khó hình dung được việc một doanh nhân trẻ, năng động, thành công, có thể dành thời gian tỉ mẩn, gõ, xóa. Điều gì thôi thúc anh cầm bút, thưa anh?

Người ta nói rằng viết văn luôn khó, nhất là trong thời buổi mà công nghệ và văn hóa nghe nhìn được phát triển ở một mức luôn bày sẵn cho bạn những bữa tiệc nghệ thuật - giải trí đầy ắp sơn hào hải vị. Thế nhưng viết là sở thích và viết cũng là trải lòng, giảm stress. Có lúc tôi bắt nhịp được dòng chảy của việc viết và khi viết xong, có khi đọc lại, tôi còn không nghĩ được đó là mình đã viết được như vậy.

{keywords}

Tác giả Phan Minh Thông tại lễ ra mắt và giao lưu sách tại Đường sách Nguyễn Văn Bình - TP.HCM tháng 12/2017

- Vâng, nhưng độc giả vẫn đang thắc mắc rằng vì sao người đứng đầu ngành xuất khẩu hồ tiêu có kim ngạch hàng tỷ USD, lại chọn cho mình con đường “tìm tri ân” qua viết lách?

Muốn viết được trước hết người viết phải là người đọc nhiều, thích sách, có nhận thức tốt, có kiến thức về đời sống lẫn sách vở. Tôi hy vọng cuốn sách công trình 5 năm của tôi sẽ có nhiều người thích.

- Có nghĩa là anh thấy mình có lợi thế hơn?

Tôi muốn mở ra một diện mạo phong phú của đời sống doanh nhân. Họ có thể phải rất quyết liệt, tranh đấu, vì sự sống còn kinh doanh, vì đời sống nhân viên…nhưng đời sống của họ cũng rất phong phú, đa màu, nhiều văn hóa. Ở cả hai góc nhìn đều có thể phác thảo diện mạo của một thế hệ doanh nhân mới có năng lực kinh doanh và cả đời sống văn hóa cao.

{keywords}

Cover sách

“Thêm một giấc mơ cho chính mình, tại sao không?”

- Với 10.000 ấn bản “Sáng tạo trong kinh doanh” được đăng ký mua hết veo trong 1 tuần kể từ khi ấn bản đầu tiên rời nhà in, anh có nghĩ đây là một cơ hội…nổi tiếng?

Nổi tiếng không xấu, không tốt. Nếu nhìn đó là việc tốt, là hiệu ứng khi mình làm việc tốt, thì đó là điều đáng trân trọng. Nhưng tôi là người làm kinh doanh. Tôi vẫn muốn tập trung kinh doanh và khi thích, lại viết. Chỉ vậy thôi. Có rất nhiều người kinh doanh tốt, chia sẻ hay, xứng đáng nổi tiếng hơn tôi nhiều.

- Văn phong giản dị, cách viết mộc, chia sẻ tâm tình và chân thành. Anh có gặp khó khăn khi viết?

Tất nhiên. Trong 5 năm để viết sách, có những bài viết tôi viết mất tới 6 tháng, như bài “Có những niềm riêng”. Khi đó tôi hứa với 1 người bạn sẽ viết về tranh. Viết 2 ngày xong đọc lại chán, tôi bỏ lửng.

Gần Tết nói chuyện với bạn bè họa sĩ và báo chí, lại có cảm hứng viết, thế là viết lại. Cũng có những bài nhiều năm đọc lại đã thấy cảm xúc thay đổi. Tôi không phải là nhà văn nhà báo chuyên nghiệp nên nếu không có ý và cảm xúc thì tôi hoàn toàn không viết được.

- Và một câu hỏi khá quen: Anh có chịu ảnh hưởng của ai? Gia đình anh có ai là nhà văn hay người làm trong giới văn chương không, thưa anh?

Không. Các anh chị tôi làm kinh doanh, nghề y, nhà giáo. Mẹ tôi tảo tần từ việc nhân viên giám định đến buôn bán nuôi gia đình. Có lẽ tôi thừa hưởng sở thích đọc của bố tôi từ nhỏ. Trước khi viết như nhiều như vậy, tôi đã đọc nhiều. Và có thể vì đó mà ngấm một chút ham thích với viết lách. Một trong những cuốn tôi thích: “Tôi, Charlie và hành trình nước Mỹ” của J.Steinberg. Rất dễ chịu và dễ cảm.

{keywords}

{keywords}

Độc giả xếp hàng đợi tác giả “Sáng tạo không giới hạn trong kinh doanh ký tặng sách”

- Thành đạt, nổi tiếng, có ấn phẩm riêng được nhiều bạn trẻ chào đón. Anh có nghĩ mình đã đến lúc cần “biết đủ sẽ đủ”?

Rất nhiều bạn chia sẻ yêu thích cuốn sách, đó là bất ngờ ngoài giới hạn. Để có cuốn sách hôm nay, tôi không đơn độc, cũng khác với nhiều nhà văn chuyên nghiệp không được sự hỗ trợ từ bạn bè, thiết kế, biên tập… Tôi may mắn hơn họ rất nhiều. Và biết vậy nên tôi luôn nỗ lực với những mong muốn bước về phía trước, tiếp tục những giấc mơ.

Mong “Sáng tạo không giới hạn trong kinh doanh” sẽ còn được độc giả mua ủng hộ. Đó là động lực biết đâu tôi sẽ viết tiếp một truyện ngắn. Đó là giấc mơ của tôi. Ai cũng có thể có một giấc mơ giản dị, tại sao không?

- Xin cảm ơn anh!

Như Quỳnh (thực hiện)