Chiều 25/3, tại hội trường Sân khấu TP. HCM tổ chức họp báo ra mắt chương trình “sân khấu cải lương mới Đại Việt” cùng các dự án nghệ thuật trong năm 2019. Ba thành viên chủ chốt của dự án gồm: soạn giả Hoàng Song Việt, NSƯT Triệu Trung Kiên, nghệ sĩ Quang Khải. NSND Trần Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội Sân khấu TP. HCM – Giám đốc nhà hát Trần Hữu Trang giữ vai trò cố vấn chuyên môn.

Nhân dịp này, nhiều vấn đề xoay quanh “cải lương đi xuống” được các nghệ sĩ, khách mời lẫn truyền thông mang ra thảo luận. Không ít ý kiến cho rằng, cải lương không hợp thời, nghệ sĩ - soạn giả giỏi ngày càng ít, sàn diễn xuống cấp nên dẫn đến câu chuyện khán giả quay lưng là tất yếu.

Ở vị trí quản lý hàng chục năm qua, NSND Trần Ngọc Giàu bày tỏ ông có sự thấu hiểu và lý giải được vì sao cải lương tuột dốc ở hiện tại. Tuy nhiên, nếu để đổ hoàn toàn trách nhiệm cho khán giả  thì theo ông là không hợp lý.

{keywords}
NSND Trần Ngọc Giàu có những chia sẻ thẳng thắn về tình hình cải lương hiện tại.

Việc nhiều anh, chị nghệ sĩ trẻ than thở sân khấu cải lương teo tóp, ế show dẫn đời sống chật vật tôi hoàn toàn đồng cảm. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, các anh, chị phải nhìn lại bản thân liệu đã hết mình với nghề chưa.

Tôi quan sát có nhiều sân khấu và nghệ sĩ tập vở diễn để đi thi lấy huy chương xong rồi về lại bỏ đó. Thậm chí lúc tập vài câu thoại cũng không chuyên tâm vì lo nghĩ việc chạy show. Nhân viên sân khấu còn nản thì khán giả ai đủ kiên nhẫn để mua vé ngồi xem? Tôi cho rằng chỉ cần chúng ta cùng làm công việc tử tế với nhau thì tất nhiên cũng sẽ là sự đón nhận tử tế từ khán giả dành cho bộ môn nghệ thuật này”, ông bày tỏ.

NSND Trần Ngọc Giàu cũng nói thêm, cải lương nhiều năm qua có không ít vở diễn hay, nhưng sau đó buộc phải cất kho vì không có điểm diễn. Do đó, quan trọng nhất vẫn là tinh thần của nghệ sĩ và bản thân đơn vị tổ chức với chiến lược bài bản, đường dài phù hợp với từng giai đoạn, thời điểm.

{keywords}
Võ Minh Lâm và NSƯT Lê Tứ tại buổi gặp gỡ báo chí.

Theo chia sẻ từ soạn giả Hoàng Song Việt, sân khấu tư nhân Song Việt ra đời là nỗ lực và trách nhiệm của các thành phần sáng tạo từ nhà quản lý, đạo diễn, diễn viên… để xây dựng các tác phẩm cải lương công phu, được đầu tư kỹ lưỡng, có định hướng để góp phần khẳng định sức sống mãnh liệt của loại hình sân khấu dân tộc độc đáo này. Sân khấu sẽ hoạt động theo phương thức xã hội hoá với nguồn lực tự thân kết hợp kêu gọi tài trợ.

"Cùng sự nỗ lực của toàn ngành để tiếp thêm sinh khí nhằm góp phần từng bước phục hồi vị thế cho nghệ thuật sân khấu cải lương giữa xu hướng phát triển như vũ bão của xã hội đương đại" – tác giả của vở cải lương "Duyên kiếp" nói.

Trong giai đoạn một, “Sân khấu Cải lương mới Đại Việt” sẽ xây dựng và ra mắt công chúng ba tác phẩm. Vở đầu tiên ra mắt là kịch bản "Chuyện tình Khau Vai" có sự tham gia của các nghệ sĩ: Quế Trân, Quang Khải, Võ Minh Lâm, Lê Tứ, Phượng Loan, Hà Như, Cao Mỹ Châu, Lê Thanh Thảo,...

Các đêm diễn sẽ được phúc khảo và công diễn vào đầu tháng 6 tại TP.HCM và một số tỉnh thành trong cả nước.

Tuấn Chiêu

Phát sóng vở cải lương kinh điển của cố NSƯT Thanh Nga

Phát sóng vở cải lương kinh điển của cố NSƯT Thanh Nga

Ngày 2/12, vở cải lương "Tiếng trống Mê Linh" có sự góp mặt của cố NSƯT Thanh Nga sẽ được phát sóng lại trên Đài Truyền hình TP.HCM.