Huyền thoại sống về ý chí, nghị lực của bao thế hệ học sinh Việt Nam nói ông là một người khuyết tật thọ ơn đời nhiều nhất, bởi liệt hai tay nhưng lại được quá nhiều người "dìu đỡ" để trưởng thành rồi chiến thắng số phận, trở nên hữu ích, hạnh phúc và thành công.

Những cánh tay nâng

Nhà văn-nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký nói, ý chí, nghị lực vượt khó và chiến thắng số phận ở một người liệt cả 2 tay, có thể chỉ là con số không nếu không được những cánh tay thương mến chìa ra làm trụ đỡ vững cho bước chân.

Người đầu tiên giang tay đỡ cậu bé Nguyễn Ngọc Ký là cô giáo lớp 1, vì thương cậu trò siêng cả buổi vụng về kẹp bút chì giữa 10 ngón chân tập viết, ngày nào cũng đưa cho cậu vài viên phấn để ngồi luyện chữ trên sân nhà.

Ký lên cấp 2, bắt đầu biết buồn với đôi tay thõng, thì được thầy dạy toán Trần Ngọc Châu liên tục kể cho nghe những câu chuyện cuộc đời của các nhà bác học thế giới, trong đó có Lev Pontryagin - nhà toán học mù người Nga. Cùng với đó là những món quà của thầy vào mỗi cuối tuần, là 1 mảnh giấy chép sẵn vài đề toán khó, đã thắp sáng ước mơ giỏi toán trong cậu trò nhỏ.

Với danh hiệu HS giỏi toán cấp huyện, cấp tỉnh, rồi giải Năm toàn miền Bắc, Nguyễn Ngọc Ký được cả nước biết tên sau một bài báo, 2 lần nhận huy hiệu của Bác Hồ và được tuyển thẳng vào cấp 3. Khi đang băn khoăn giữa lớp chuyên văn và chuyên Toán, Ký bất ngờ nhận được thư của một bác tiến sĩ văn học Nga, cùng món quà - cuốn "Thép đã tôi thế đấy". Thần tượng nhân vật Pavel Nikolai mù hai mắt vẫn trở thành nhà văn, Ký lao vào học văn, tìm mua và đọc sách văn.

Nguyễn Ngọc Ký cũng nhớ một món quà thầm lặng khác đã thổi bùng ước vọng sáng tác cho ông. Đó là cuốn Truyện Kiều mà Nghiệp "đen", người bạn hay đạp xe chở Ký đi khắp nơi để mở mang hiểu biết, lặng lẽ đặt lên bàn học cho Ký, khi mà cậu lùng sục khắp nơi nhưng chưa mua được.

{keywords}

Với Nguyễn Ngọc Ký, bạn Nghiệp, thầy Châu, GS.Hoàng Như Mai (người thầy dìu dắt Ký suốt 5 năm đại học), và đặc biệt là cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, là những cánh tay thật ấm, thật chắc dắt thầy bước đúng lối trước mỗi ngã rẽ của số phận. Khi thầy Ký tốt nghiệp ĐH, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đón thầy đến nhà chơi, sau khi nghe hàng loạt dự định của chàng trai trẻ, đã gợi ý hướng về quê dạy học. "Để có bố mẹ giúp đỡ trong cuộc sống hàng ngày. Và để khai thác vốn sống tuổi thơ, trở thành nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Những trang sách của người khác viết cho trẻ em đã quý, nhưng của con viết thì càng quý hơn", cố Thủ tướng đã giải thích với thầy Ký như vậy.

Năm 1994, khi vợ thầy Ký bị tai biến, liệt nửa người, thầy vừa chăm sóc vợ vừa đối mặt căn bệnh suy thận, ai cũng động viên ông chuyển vào TP.HCM sinh sống, để vừa dạy học, vừa chữa bệnh, và cùng đó là phát huy ảnh hưởng của Nguyễn Ngọc Ký đến học sinh miền Nam.

Thầy Ký nói, "Khuyết tật thật bất hạnh nhưng trong bất hạnh đó tôi lại vô cùng may mắn gặp được nhiều vĩ nhân, là những người thầy, người bạn, và cả người không quen biết, đã cho tôi tình người nồng ấm, giúp tôi nuôi ý chí và hiện thực hóa nhiều ước mơ. Ngay trong cuộc sống riêng, tôi cũng là người đàn ông hiếm hoi được vợ trao cho cô em gái để nối duyên, ngay trước khi bà ấy qua đời".

Hạnh phúc nhớ ơn

Dù cái tên Nguyễn Ngọc Ký đã đi vào văn học và lịch sử Việt Nam, như một huyền thoại sống cho bao thế hệ cắp sách tới trường suốt nửa thế kỷ qua nhưng ông lại tự nhận "tôi chỉ là một công dân bình thường, có hơn người khác thì chỉ là chút nỗ lực".

Giải thích về sự hơn này, ông nói: "Tôi chỉ là một người may mắn, được thọ ơn nhiều người. Tâm niệm biết ơn cho tôi năng lượng sống, để không ngừng cố gắng, biết viết rồi, gắng viết đẹp như người ta dùng tay; học giỏi rồi, thì phấn đấu giỏi thêm; viết văn, làm thơ được 1 vài bài chưa đủ, phải thôi thúc mình viết nữa. Tôi thấy hạnh phúc với sự cố gắng ấy; coi đó là cách trả ơn xã hội và nhiều người đã dìu đỡ tôi".

Nhà văn - nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký đã trả ơn bằng gần nửa đời gắn bó với bục giảng, bằng gia tài sáng tác với 34 đầu sách, công việc tư vấn tâm lý qua tổng đài điện thoại, và diễn giả giao lưu, truyền nghị lực sống cho hàng triệu người Việt Nam.

Ở tuổi gần 70, hạnh phúc biết hơn và trả ơn của con người phi thường này tiếp tục lan tỏa đến những người chung quanh. Bà Nguyễn Thị Kim Thoa - đại diện chuỗi nhà sách Tân Việt, địa chỉ luôn dành những kệ sách đẹp nhất để bày các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Ký nói nhân viên nhà sách hạnh phúc khi được cùng Nguyễn Ngọc Ký tổ chức buổi giao lưu gặp gỡ bạn trẻ lần thứ 1493 tại Hà Nội, vào Chủ nhật 12/07 tới.

Bà Thoa là một trong nhiều người từng chứng kiến thầy Ký diễn thuyết, sáng tác, thậm chí chống chọi với bệnh tật nhiều năm nay. "Những quan niệm sống, hoài bão, những câu chuyên cuộc đời đầy gian khó và thành công của thầy Nguyễn Ngọc Ký là pho sách quý luôn mới mẻ với mọi thế hệ, trong mọi thời đại", bà Thoa nói, "và đó là lý do hành trình giao lưu truyền lửa cho thế hệ trẻ của nhà văn-nhà giáo được tôn vinh là Nick Vujicic ở Việt Nam, sẽ còn nối dài vượt con số 1500.

Một số hình ảnh Nhà sách Tân Việt, nơi diễn ra cuộc gặp của thầy Nguyễn Ngọc Ký với giới trẻ Hà Nội.

{keywords}

Tân Việt là không gian văn hóa, giáo dục, giải trí đặc sắc dành riêng cho gia đình ở Hà Nội, với diện tích gần 2.000m2, gồm 8 tầng trưng bày sách, văn phòng phẩm, đồ chơi, quà tặng lưu niệm, trong đó tầng 2 khu bày bán sách thiếu nhi được thiết kế như một vườn cổ tích.

{keywords}

Giao lưu với thầy Nguyễn Ngọc Ký lúc 9h30 Chủ nhật ngày 12/7/2015 sẽ diễn ra tại tầng 8- tầng cà phê sách, nơi thường xuyên diễn ra các chương trình giao lưu với tác giả và giới thiệu sách.

{keywords}

{keywords}

Ngoài những hoạt động văn hóa giáo dục thường xuyên được tổ chức tại đây, Nhà sách Tân Việt là một trong những điểm bán bình ổn giá sách giáo khoa và sách giáo dục tham khảo tại Hà Nội với mức giảm giá từ 10%-15%, để phục vụ học sinh trước thềm năm học mới.

{keywords}

Minh Ngọc