Trước thắc mắc của đại diện Hãng tàu SITC từ TP. Thượng Hải (Trung Quốc) về việc bãi của SNP vẫn kẹt, Thượng tá Bùi Văn Quỳ - Phó Tổng giám đốc SNP - cho biết, sau khi các DN và hãng tàu chủ động điều chỉnh lịch tàu và lượng hàng nhập thì dung lượng chiếm bãi đang ở mức 85%. Tình hình cầu bến và bãi tại cảng Cát Lái (TP.HCM) không còn căng thẳng. 

Nếu dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến xấu, ảnh hưởng tới hoạt động tại cảng, SNP sẽ chủ động ký hợp đồng với các cảng khác trong khu vực để trong trường hợp Cát Lái không có cầu bến mà tàu phải chờ đợi. Đồng thời, đưa tàu tới các cảng bạn để xếp dỡ hàng rồi giao hàng. Khách hàng không cần quá lo lắng về vấn đề này.

{keywords}
Đại diện Tân Cảng Sài Gòn cho biết vẫn tiếp nhận các container xuất khẩu gạo

Theo ông Quỳ, đối với lượng hàng đang ở Tân Cảng - Cái Mép và cảng Tân Cảng - Hiệp Phước có điểm đích giao hàng tại cảng Cát Lái, SNP sẽ điều tiết hợp lý. Nếu khách nhận hàng trong vòng hai ngày thì sẽ chuyển về cảng, còn khách chưa có nhu cầu lấy hàng, nếu đưa về Cát Lái sẽ gây ùn tắc. 

“Cảng Cát Lái hiện không bị tắc nghẽn, việc thông thương hàng hóa đối với các tàu cập bến trực tiếp tại cảng phục vụ xuất nhập khẩu bình thường. Cảng không vướng bất kỳ vấn đề nào liên quan đến giao nhận hàng hóa, tàu bè không phải chờ đợi”, lãnh đạo SNP khẳng định.

Trả lời câu hỏi của đại diện Công ty CP Thương mại Đầu tư Tín Thương về thông tin ngưng đóng hàng xuất khẩu gạo tại cảng Cát Lái, bà Đỗ Thu Hường - Phó Giám đốc Marketing SNP -  cho biết, cảng Cát Lái tiếp nhận hàng hóa và các container gạo xuất khẩu bình thường.

Bà Hường thông tin, thời gian qua, bến số 125 trong Tân Cảng - Cát Lái tạm ngưng dịch vụ đóng gạo tại chỗ để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, song vẫn triển khai tại một loạt cơ sở khác trong hệ thống, như ICD Tân Cảng - Nhơn Trạch, Tân Cảng -Thốt Nốt, Tân Cảng - Mỹ Thới, Tân Cảng - Cái Cui ở khu vực ĐBSCL và Tân Cảng - Hiệp Phước. Việc đóng gạo duy trì cho khách hàng để chuyển về cảng Cát Lái xuất tàu.

Ngoài ra, tổng công ty cũng cung cấp dịch vụ đóng gạo tại kho khách hàng và vận chuyển các container gạo ra đến các cảng tại ĐBSCL rồi kéo về TP.HCM để xuất tàu. SNP tại khu vực ĐBSCL đang tăng cường hoạt động dịch vụ này.

Thêm 3 chợ khôi phục hoạt động tại TP.HCM

Trên địa bàn TP.HCM ngày 9/8 có thêm 3 chợ truyền thống khôi phục hoạt động để cung cấp các mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống cho người dân là chợ Tân Chánh Hiệp (quận 12) với 30 tiểu thương bán hàng tươi sống kinh doanh; chợ Nguyễn Đình Chiểu (quận Phú Nhuận) với16 tiểu thương và chợ Nhơn Đức (huyện Nhà Bè) với 4 tiểu thương.

{keywords}
Người dân TP.HCM lương thực tại một điểm bán di động

Như vậy, tổng số chợ đang hoạt động trên địa bàn TP lên 37/237 chợ truyền thống.

Trong số 200 chợ tạm ngưng hoạt động, có 3 chợ đầu mối và 197 chợ truyền thống. Các địa phương đóng cửa toàn bộ các chợ trên địa bàn là TP. Thủ Đức, quận 3, 4, 5, 6, 7, 8, quận Tân Bình, Tân Phú, huyện Hóc Môn.

Tại văn bản khẩn về tăng cường thực hiện các giải pháp đảm bảo cung ứng hàng hóa, lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn TP ngày 9/8, bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, yêu cầu cần nhanh chóng tổ chức lại các điểm cung ứng hàng hóa tại địa phương với phương thức phù hợp trên cơ sở rà soát, khôi phục, đưa vào hoạt động trở lại các điểm bán mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu tại chợ truyền thống hoặc hình thành các điểm bán nhỏ (ưu tiên các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau, củ, quả).

Bà đề nghị cần thông tin các điểm bán lẻ hàng hóa, nhu yếu phẩm, lương thực - thực phẩm thiết yếu (chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng,... ) và các kênh bán lẻ trực tuyến đến người dân đang sinh sống trên địa bàn ở quy mô từng khu phố, phường/xã để người dân mua sắm.

Các hệ thống phân phối hiện đại như Siêu thị Coop, Satra, Bách Hóa Xanh, MM Mega Market, BigC, Emart,... cần phối hợp với chính quyền địa phương để đánh giá nhu cầu, tiếp tục gia tăng năng lực dự trữ và bán hàng. 

Quảng Định

Báo cáo Thủ tướng việc ùn tắc tại cảng Cát Lái

Bộ Công Thương vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc ùn tắc hàng hóa tại cảng Cát Lái khi việc ùn tắc, tác động tiêu cực cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam.