- Trong điều kiện kinh tế khó khăn, việc làm ít, nhiều lao động mất việc đã phải bỏ thành phố về quê sinh sống. Chờ qua giai đoạn khó khăn trở lại thành phố tìm việc làm.

Lao động thất nghiệp khóc ròng vì DN nợ bảo hiểm
Thất nghiệp, kỹ sư đi... cài win dạo

Khó tìm việc mới

Trần Trung Hiếu (quê Yên Thế, Bắc Giang), từ khi tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Hà Nội đã thay đổi 3 công ty. Lần đầu tiên làm ở công ty xây dựng nhưng chưa đúng chuyên ngành, được 4 tháng Hiếu chuyển sang công ty khác. Lần thứ hai làm ở công ty chuyên về xây dựng, đúng chuyên môn nhưng đơn vị nợ lương 5 tháng, sau đó cắt giảm nhân sự. Lần thứ ba, tìm được một công ty xây dựng ở Nam Trung Yên - Hà Nội, vừa hoàn thiện một công trình, lãnh đạo đơn vị cho nhân viên nghỉ vì không có việc làm. Hiện tại Hiếu lại đang đi tìm việc ở những cơ quan khác nhưng chưa được.

"Mình đã nghỉ 2 tháng nay. Sống ở Hà Nội, phải thuê nhà và chi tiêu nhiều thứ nên mình đang rất khó khăn. Nếu tháng sau mà không xin được việc có khi mình phải về quê, công việc sẽ ổn định hơn nhưng thu nhập chắc không cao. Mỗi lần chuyển việc là một lần cảm thấy mệt mỏi, hụt hẫng", Hiếu tâm sự.

Ông Đỗ Văn Định, chủ xưởng mộc Đông Đô ở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội cho biết: từ tết tới nay, do không tiêu thụ được sản phẩm, 5 - 6 thợ của xưởng đã phải nghỉ việc. Anh Nguyễn Văn Nam (quê Thái Nguyên) vừa chuẩn bị đồ đạc để về quê, vừa giãi bày: Tôi đã làm việc ở đây được mấy năm. Nhưng hồi này khó khăn quá, xưởng không bán được hàng, nên đành phải nghỉ. Không làm mộc nữa, tôi về nhà làm ruộng tạm với vợ, nhưng sẽ rất khó khăn trong việc chu cấp cho cậu con trai đang học đại học năm thứ 3 ở Hà Nội.


Anh Trần Văn Long, giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ bất động sản An Bình, Hà Nội chia sẻ: Thị trường bất động sản đợt này đang đóng băng, giao dịch rất ít. Công ty đã phải cho 9/14 nhân viên kinh doanh nghỉ việc. Việc vay vốn ngân hàng cũng gặp khó khăn.

Theo Tổng cục Thống kê, qua khảo sát 8.373 doanh nghiệp cho thấy, tính đến cuối tháng 4, số doanh nghiệp phá sản, giải thể và doanh nghiệp ngừng sản xuất kinh doanh, đang hoàn thành thủ tục phá sản, giải thể chiếm 8,4%. Doanh nghiệp ngoài nhà nước phá sản, giải thể chiếm tỷ lệ 9,2%. Nguyên nhân giải thể, phá sản là do sản xuất kinhh doanh thua lỗ, thiếu vốn, không tiêu thụ được sản phẩm; khó khăn về địa điểm sản xuất kinhh doanh; đóng cửa để thành lập doanh nghiệp mới, chuyển đổi ngành nghề sản xuất và sáp nhập với doanh nghiệp khác.

Tổng cục Thống kê cũng cho biết, 54,8% số doanh nghiệp đang dư thừa lao động do phải thu hẹp sản xuất, kinh doanh. Để giải quyết tình trạng này, nhiều doanh nghiệp mong muốn Nhà nước có chính sách hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thuận lợi hơn, tập trung cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, đi đôi với kiềm chế lạm phát, ổn định giá điện và cải thiện cơ sở hạ tầng.

Về quê trốn khủng hoảng

Ngôi nhà hai tầng của vợ chồng Đỗ Văn Đức (thôn Quan Xuyên, xã Thành Công, huyện Khoái Châu, Hưng Yên) vừa mới được quét lại một lớp vôi. Sau gần nửa năm vật lộn trên Thủ đô, vợ chồng Đức quyết định về quê làm ăn. Đức cho biết, vợ chồng mình lên Hà Nội buôn bán từ cách đây 5 năm. Vợ mình đi bán hàng rong còn mình đi chở xe ôm ở khu vực Cầu Giấy. Hai vợ chồng cũng cố gắng chắt bóp gửi tiền về xây được cái nhà. Nhưng nửa năm trở lại đây, kinh tế khó khăn, hàng hóa bán ế ẩm. Nhà thuê, điện, nước và các khoản chi tiêu đều tăng lên. Mình thấy không thể sống ở Hà Nội nên quyết định về nhà.

Theo kế hoạch của vợ chồng Đức, hai vợ chồng sẽ lấy lại 4 sào ruộng cho người thân thuê làm từ trước để bắt đầu cấy vào vụ tới. Phía mặt tiền của nhà, Đức sửa sang để biến thành cửa hàng bán tạp hóa. Đức hi vọng cuộc sống ở nhà sẽ đỡ vất vả, chật vật hơn ở Thủ đô.


Ông Đào Trung Gấm (thôn Thành Công, xã Nhuế Dương, Khoái Châu, Hưng Yên) kể: Mấy năm trước, hai vợ chồng tôi lên Hà Nội bán hàng ăn ở khu vực Từ Liêm. Thế nhưng tiền nhà tăng, tiền điện nước rồi giá thực phẩm cũng tăng nên bán ra thu về được ít quá, không đủ nuôi hai đứa con đang học ở nhà. Thế là vợ chồng tôi đành về quê, mang cả bát đĩa, tủ lạnh, bàn ghế về.

Ông Gấm kể tiếp: Về quê, vợ chồng tôi vay ngân hàng mua xe tải này trị giá 200 triệu đồng. Bây giờ con trai tôi lái xe để chở hàng, mùa nào chở thức đó. Về nhà tiền kiếm cũng đủ ăn nhưng quan trọng là giờ con trai cũng có việc để làm.
ể bốc vác thuê ở chợ Đồng Xuân. Thế nhưng đến năm nay, lương chủ chỉ trả 3 triệu đồng/tháng. Trong khi đó mất tới 500.000 đồng tiền nhà. Trừ tiền ăn uống nữa đi, mỗi tháng anh gửi về cho vợ không được một triệu đồng.

"Xa nhà, xa vợ con lên đây để cố kiếm tiền để chi trả nhưng mà khó khăn quá. Công việc bốc vác không hề nhẹ nhàng, nhưng những ngày này nắng nôi, chủ không tâm lý cứ bắt này nọ. Mình chán quá nên bỏ việc. Nửa tháng rồi không kiếm được việc khác ổn định vì thế mình quyết định về nhà với vợ con cho đỡ mệt", anh Tuấn than.

Tình trạng lao động tự do không kiếm việc làm trở về quê không phải làm hiếm. Theo bà Ngô Thị Hậu (Quế Võ, Bắc Ninh) chuyên đi bán hàng tạp hóa ở khu phố cổ, khu xóm trọ của bà đã có khoảng 1/3 người bỏ về quê vì ít việc làm. "Với mức thu nhập khoảng 2 - 3 triệu đồng/tháng, mất mấy trăm đồng tiền nhà, rồi giờ giấc, công việc không ổn định nên nhiều người đã bỏ về quê để làm việc khác", bà Đào nhấn mạnh.