- Ở Thủ đô, có một quán bánh rán chỉ dành cho người… kiên nhẫn, bởi nếu muốn được thưởng thức một suất bánh rán, khách hàng có khi phải đợi cả tiếng đồng hồ.


Quán bánh rán này có từ lâu đời và là một trong những quán bánh rán trứ danh ở Thủ đô. Trước đây, quán nằm ở phố Thụy Khuê đoạn gần chợ Bưởi. Hiện, vì nhiều lí do, quán đã “sơ tán” đến một con ngõ nhỏ trên đường Lạc Long Quân – gần cổng một ngôi miếu.

Quán mở từ 10h trưa, nhưng đông nhất là tầm chiều tối các ngày cuối tuần. Tại quán có 2 loại bánh rán chính là bánh nhân mặn với giá 6.000 đồng/chiếc và nhân ngọt 5.000/chiếc.

{keywords}

Khách xếp hàng đợi lấy bánh khi được gọi đến số.

 

{keywords}

Chủ quán vừa gọi số, vừa cắt liên tay mà không kịp yêu cầu của khách.

{keywords}

4 chảo dầu lớn chuyên dùng để chiên bánh rán

Có lẽ, chính vì vừa ngon, vừa rẻ mà bánh rán ở đây được lòng rất nhiều người. Quán khá đông khách nên chủ quán phải phát số để tạo sự công bằng và tránh lộn xộn. Đến đây mỗi người sẽ được phát cho một chiếc vé có ghi số thứ tự. Bao giờ chủ quán đọc đến số thì bạn mới được lấy bánh. Có những hôm khách phải ngồi đến 1 tiếng đồng hồ mới đến lượt. Nhiều khách phải bỏ cuộc vì không đợi được vì quán quá đông dù rất muốn có được một suất bánh nóng hổi chiều đông lạnh.

{keywords}

{keywords}

Chủ quán làm không ngớt tay

{keywords}

Những ngày đông khách, thiếu người làm, khách hàng phải đợi cả tiếng đồng hồ để có được một suất bánh rán mặn ăn hoặc mang về

Điểm đặc biệt của chiếc bánh rán của quán là ở nhân bánh. Thông thường trong nhân bánh rán mặn có mộc nhĩ, miến với thịt lợn xay nhuyễn trộn đều với nhau nhưng ở đây cũng vẫn những nguyên liệu ấy chỉ khác thịt không xay mà lại được thái miếng nhỏ, rất mỏng. Sở dĩ như vậy là để khi ăn có thể cảm nhận rõ rệt hơn cái vị ngọt ngọt, bùi bùi của thịt lẫn vào với các nguyên liệu khác.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Một điểm nữa làm cho món bánh rán ở đây không hề giống với những nơi khác là nước chấm. Không phải nước mắm pha với giấm, đường, nước chấm của quán là một hỗn hợp sệt sệt màu đỏ hơi cay cay mà gọi là nước sốt có lẽ đúng hơn. Loại nước sốt này được làm bằng cách đun cà chua, rồi mới thêm nước mắm, giấm, đường, tương ớt và một ít bột năng làm cho nó sóng sánh, ăn thấy là lạ.

Hạnh Nguyên
(Tổng hợp)