- Đái dầm trước tuổi 6 hoặc 7 là không đáng lo ngại. Ở tuổi này, ban đêm chỉ đơn giản là kiểm soát bàng quang có thể không được thành lập. Bệnh đái dầm thường xảy ra ở những người có hệ tiết niệu rò như bệnh thận bẩm sinh và bệnh truyền niệu đạo.


Nước tiểu rỉ ra cả ngày, đây là hiện tượng tiểu tiện không giữ được, thường xảy ra ở những người có hệ tiết niệu rò như bệnh thận bẩm sinh và bệnh truyền niệu đạo, cơ quan niệu đạo bị tổn hại nặng như bị ngoại thương hoặc sau phẫu thuật, thường thấy nhiều ở phụ nữ sau khi sinh.

Khoảng 15-20% trẻ sơ sinh tới 5 tuổi đái dầm liên miên, không bao giờ ngủ trên giường khô ráo, đây là dạng đái dầm týp 1 (primary noctumal enuresis).

Khoảng 3-8% trẻ em từ 5-12 tuổi có lúc đã ngừng đái dầm được 6 tháng, rồi lại đái dầm trở lại, là dạng đái dầm týp 2 (secondary noctumal enuresis).

benh dai dam


Một số biểu hiên thường gặp với người mắc bệnh đái dầm hoặc có nguy cơ mắc bệnh như sau: 

Khi ngủ hay ngáy to, vì bị sùi vòm họng hay còn gọi là V.A, hay có cục thịt thừa trong cổ họng.

Đi tiểu thường xuyên, bị buốt đường tiểu (nhiễm trùng đường tiểu).

Đi tiểu són. Con gái thường ngồi đè lên chân hay chân ngồi bắt chéo để chặn đường tiểu. Còn con trai thì lấy tay bụm lại.

Đi tiểu nhiều, giảm cân (bị bệnh đái tháo đường hay bệnh thận).

Đường tiểu yếu, cả đêm hay ngày đều hay tiểu són (bị nghẹt đường tiểu).

Thường xuyên mơ ngủ về việc đi tiểu và nghĩ mình đang trong nhà vệ sinh

Bệnh tiền liệt tuyến là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh đái dầm này, sau khi phát sinh bệnh tiền liệt tuyến thì chức năng trữ nước tiểu của bàng quan, làm cơ niệu co không tự chủ được, biểu hiện chủ yếu là muốn đi tiểu gấp nhưng không kìm nén được và dẫn đến hiện tượng đái dầm.

Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy khoảng 9% trẻ em trong cộng đồng mắc chứng đái dầm. Khi lên 5 tuổi, khoảng 20% trẻ em mắc chứng này, tỉ lệ giảm xuống còn 1% ở tuổi 16. Triệu chứng đái dầm sẽ tự ‘biến mất’ theo thời gian, mỗi năm khoảng 15% trẻ thoát khỏi tình trạng này mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu không điều trị, một số trẻ sẽ đái dầm suốt đời. Chứng đái dầm thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi.

Hầu hết trẻ em có hệ tiết niệu hoàn thiện khi lên 4 tuổi. 5 tuổi, đái dầm vẫn còn là một vấn đề ở khoảng 15% số trẻ em. Khi 8-11 tuổi, chưa tới 5% số trẻ vẫn còn đái dầm.

Đái dầm được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhưng nếu gặp phải một trong số các trường hợp sau thì phụ huynh nên cho con đi khám bác sĩ:

Đái dầm vẫn xuất hiện sau khi trẻ đã 5 hoặc 6 tuổi.

Đái dầm trở lại sau một thời gian dài không đái dầm vào ban đêm.

Đái dầm đi kèm với tiểu đau, khát nước không bình thường, nước tiểu màu hồng.

Thái Thị Hậu