Theo thông tin từ trang Aboluowang đưa tin, một cặp vợ chồng ở Chiết Giang, Trung Quốc cùng mắc bệnh ung thư phổi, nguyên nhân chính là do thói quen xấu của người chồng. Đây cũng là thói quen rất nhiều đàn ông hiện nay mắc phải.

Những người thân, bạn bè trong gia đình ông Lưu cho biết, trước giờ hai vợ chồng ông Lưu luôn được mọi người ngưỡng mộ vì tình cảm như keo sơn, hạnh phúc, con cái thành đạt, giỏi giang. 

Tuy nhiên, vào đầu tháng 1 năm nay, ông Lưu 67 tuổi, đột nhiên xuất hiện các triệu chứng ho, nhiều lần ho ra máu. Sau khi đến bệnh viện kiểm tra, ông Lưu như sét đánh ngang tai, khi bác sĩ thông báo ông bị ung thư phổi giai đoạn cuối, đã di căn, sức khỏe tiên lượng xấu.

{keywords}

Ông Lưu là người đầu tiên phát hiện ra mắc ung thư phổi giai đoạn cuối

Khi cả gia đình vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận được thực tế tàn khốc này, một tháng sau đó, bà Đồng cũng bắt đầu bị cảm lạnh và ho không ngừng. Cuối cùng, bà Lưu đến bệnh viện kiểm tra theo mong muốn của các con, kết quả chụp CT phần ngực khiến cả gia đình như chết lặng, bà Đồng cũng bị ung thư phổi. May mắn hơn chồng, bà Đồng phát hiện bệnh sớm, bác sĩ yêu cầu phẫu thuật gấp để tránh khối u di căn.

Bà Đồng vừa khóc vừa nói: “Gia đình chúng tôi sống ở quận Ngọc Hoàn, Chiết Giang, cả gia đình đều không có tiền sử mắc bệnh ung thư, sau khi con gái đi lấy chồng, tôi và ông Lý cùng buôn bán một cửa hàng bách hóa nhỏ, tình hình kinh tế cũng khá tốt. Hơn nữa, vợ chồng tôi cũng rất chú trọng tới dinh dưỡng, thường xuyên luyện tập thể dục, không ngờ vẫn bị mắc bệnh như vậy”.

Con của ông Lưu thắc mắc: “Chúng tôi chỉ nghe nói bệnh truyền nhiễm mới lây từ người này sang người khác, tại sao bệnh ung thư cũng bị truyền nhiễm?”. Bác sĩ Kim - người trực tiếp điều trị ngay lập tức trả lời: “Bệnh ung thư không truyền nhiễm, nguy cơ mắc bệnh có thể liên quan đến thói quen sinh hoạt hàng ngày của 2 vợ chồng”.

Sau khi tìm hiểu bác sĩ được biết, ông Lưu đã hút thuốc hơn 30 năm, khói thuốc nhả ra hàng ngày vô cùng nhiều, mỗi ngày ông hút ít nhất 2 bao. Bà Đồng còn hình dung cuộc sống của mình là “sương khói bao phủ suốt ngày”.

{keywords}

Ông Lưu có thói quen hút thuốc mỗi ngày

Bác sĩ Kim đã phân tích rằng, những cặp vợ chồng đồng thời cùng bị ung thư phổi, thường có liên quan chặt chẽ với khói thuốc lá, môi trường sống và thói quen sinh hoạt. Vì ông Lưu hút thuốc lâu năm, bà Đồng là người thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động, dẫn đến cả 2 người đều bị ung thư phổi. Số lượng thuốc lá hút càng nhiều, càng lâu nguy cơ mắc ung thư phổi càng tăng.

Quan trọng khi một người hút thuốc có thể làm tổn hại đến sức khỏe cả gia đình, bác sĩ kiến nghị gia đình có người hút thuốc, tốt nhất mỗi năm đi kiểm tra phổi một lần.

Theo báo cáo tình trạng ung thư mới nhất ở Trung Quốc năm 2018 đã chỉ ra rằng có 3.084 triệu trường hợp mắc khối u ác tính mới trên toàn quốc, tức là cứ mỗi phút có 7 người bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi. Những năm gần đây tỉ lệ những người mắc bệnh ung thư phổi gia tăng nhanh chóng, xu hướng ngày càng trẻ hóa và tiên lượng kém.

Bác sĩ cũng cho biết người trên 40 tuổi nếu thường xuyên hút thuốc và thường xuyên tiếp xúc với khói thuộc có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn rất nhiều so với những người không hút thuốc lá.

Có nhiều nguyên nhân gây ung thư phổi, bao gồm di truyền, hút thuốc, ô nhiễm không khí, khói nấu ăn và các yếu tố nghề nghiệp. Do đó, duy trì thói quen sống tốt, tránh xa thuốc lá, khói thuốc từ những người xung quanh, trong nhà dưới bếp luôn có cửa thông gió, nấu ăn ít khói dầu mỡ,… là những biện pháp quan trọng để bảo vệ phổi khỏe mạnh, ngăn ngừa bị ung thư.

Hà Vũ (Dịch theo Aboluowang)

8 dấu hiệu 'tiền ung thư', cảnh báo cơ thể đang đi đến cực hạn

8 dấu hiệu 'tiền ung thư', cảnh báo cơ thể đang đi đến cực hạn

Đa số các bệnh nhân ung thư, khi phát bệnh thường là giai đoạn cuối, tỷ lệ chữa khỏi là rất thấp. Thực tế, ở giai đoạn tiền ung thư, cơ thể đã có những tín hiệu cầu cứu đặc biệt nhưng lại ít được chú ý tới.