Ở Việt Nam bệnh khớp đang ngày càng phổ biến và có nguy cơ trẻ hóa khi độ tuổi trung bình mắc các bệnh chỉ từ 40 - 50, trong khi con số này trên thế giới là trên 70 tuổi.

Gia tăng người bị khớp dưới 50 tuổi

Mới 35 tuổi nhưng anh Lê Quốc Việt (Ba Đình, Hà Nội) vừa nhận được kết luận bị thoái hóa khớp do chơi thể thao quá mức. Tần suất đá bóng, chơi tennis và tập gym mỗi tuần đều đặn là 7/7 đã khiến cho anh Việt gặp chấn thương đứt dây chằng đầu gối.

Cho rằng chỉ cần nghỉ ngơi một thời gian bệnh sẽ tự khỏi, tuy nhiên nhiều tháng qua chân anh Việt vẫn thường xuyên bị đau buốt, tê mỏi. Không chỉ khó co duỗi đầu gối, đi lại khó khăn, anh Việt còn đang đứng trước nguy cơ phải thay khớp gối.

Cũng giống như anh Việt, anh Trần Công Trường, 44 tuổi (nhân viên văn phòng ở TP. Nam Định) từng 5 năm bị khớp.

Do chủ quan, anh Trường nghĩ mình đang trẻ nên không đi khám chữa khi mới xuất hiện những cơn đam âm ỉ ở vai, cổ, lưng và tay. Suốt nhiều năm qua anh Trường hầu như “không dám đi xa” bởi các triệu chứng đau, nhức ngày càng nghiêm trọng, thêm vào đó là tình trạng rối loạn chức năng tiểu tiện khiến anh rất tự ti.

{keywords}

Theo các bác sỹ chuyên khoa, nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp sớm của anh Trường chính là do những biểu hiện nhức mỏi thoáng qua ngay từ ban đầu đã không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Ngoài ra, gai cột sống thắt lưng khiến ống tủy bị thu hẹp. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra vấn đề rối loạn chức năng tiểu tiện.

Các bác sỹ cũng khuyến cáo, mặc dù là tác nhân gây hàng đầu tàn phế cho con người nhưng bệnh khớp thường bắt đầu với những biểu hiện không mấy trầm trọng như: đau nhức một hoặc nhiều khớp theo từng đợt, hạn chế vận động tạm thời hay cứng khớp thoáng qua vào buổi sáng… Vì thế, nếu không được chữa trị tích cực ngay từ đầu, bệnh khớp ở người trẻ sẽ nặng hơn rất nhiều lần khi ở độ tuổi 60.

Ngăn “trẻ hóa” bệnh khớp

Nguyên nhân chính gây ra các bệnh về khớp ở giới trẻ ngày nay phần lớn là do thói quen lười vận động, ngồi nhiều và chế độ ăn uống không hợp lý (ăn nhiều đồ ăn nhanh có nhiều chất béo). Vì thế, theo các chuyên gia y tế, để phòng bệnh xương khớp cần đảm bảo thói quen luyện tập kết hợp với chế độ dinh dưỡng đa dạng khi bước qua tuổi 30, bởi đây là lúc hệ xương khớp bắt đầu lão hóa.

Khi bị bệnh khớp, do người trẻ có nhiều cơ hội để phục hồi hơn người già (vì các khớp này chưa bị tổn thương nhiều và chưa vào giai đoạn lão hóa nhanh) nên ngay khi thấy các biểu hiện đau khớp, cứng khớp, người bệnh nên gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị sớm.

Trong trường hợp đau cấp tính, có thể dùng các loại thuốc giảm đau hoặc kháng sinh từ 3 - 7 ngày tùy theo đơn bác sỹ chuyên khoa. Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, người bệnh có thể sử dụng đồng thời các loại thuốc được bào chế từ các con và cây cỏ trong tự nhiên để tránh tác dụng phụ cho dạ dày, gan, thận.

Theo đó, người bệnh có thể lựa chọn các sản phẩm điều trị khớp chứa thành phần Cao rắn hổ mang. Nhờ chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết như Kali, Canxi, Sắt, Magie, Kẽm, vitamin A, D, B1, B2, B6, B9... nên Cao rắn hổ mang đặc biệt hiệu quả trong nuôi dưỡng, bồi bổ sụn khớp và làm bền vững các dây chằng.

Nếu Cao rắn hổ mang được kết hợp với Collagen typ II, Glucosamin và các thảo được quý như Đỗ Trọng, Độc Hoạt thì các triệu chứng đau, nhức khớp sẽ giảm đi rõ rệt; khả năng tái tạo và phục hồi sụn khớp nhờ thế cũng được cải thiện nhanh chóng.

Các chuyên gia cũng khuyên rằng, song song với điều trị bằng thuốc, người bệnh cần duy trì một chế độ sinh hoạt, luyện tập và ăn uống hợp lý, thường xuyên vận động các khớp xương để hạn chế bệnh tái phát.

{keywords}
Vân Anh