Các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ vừa phẫu thuật lấy sụn cho nam bệnh nhân H.V.K., 15 tuổi, sống tại huyện Quang Bình, Hà Giang.

Cách đây hơn 2 năm, K. không may bị ngã, chấn thương đầu dưới xương chày phải. Nghĩ rằng chấn thương nhẹ, gia đình đưa K. đi đắp thuốc nam. Sau đó mặt trong cổ chân phải của K. có khối phồng lên, di động nhưng không đau đớn, vẫn đi lại được bình thường nên không đi khám.

Cách đây 2 tuần, bệnh nhân có biểu hiện đau nhiều, sưng nề vùng cổ chân phải nên đến Bệnh viện đa khoa Hùng Vương thăm khám.

Kết quả chụp X-quang, siêu âm cho thấy mặt trong khớp cổ chân phải giữa gân achilles và mắt cá trong có khối u kích thước 0,5 x 0,5 cm, ấn đau nhiều và có tiếng lạo xạo, đỉnh khối cứng chắc.

{keywords}

 

Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi mắc chứng u sụn màng hoạt dịch là một dị sản lành tính của bao hoạt dịch, trong đó các tế bào liên kết có khả năng tự tạo sụn. Khi đó, trong ổ khớp hình thành các khối u nhỏ mọc chồi lên bề mặt, phát triển cuống và trở thành các khối u sụn, một số rơi vào ổ khớp làm ảnh hưởng đến vận động của khớp và gây các triệu chứng như đau, viêm...

Sau 1 giờ phẫu thuật mổ mở, các bác sĩ đã lấy ra gần 20 hạt sụn các kích cỡ trong khớp cổ chân. Sau ra viện, bệnh nhi cần tập phục hồi chức năng tích cực giúp cổ chân lấy lại biên độ vận động.

U sụn màng hoạt dịch thường hay gặp ở khớp gối chiếm 50%-60% sau đó là các khớp khác như khớp háng và khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ chân.

Giai đoạn sớm của bệnh khó chẩn đoán, dấu hiệu không rõ ràng, hầu hết được xác định khi đã có biểu hiện hạn chế vận động.

Minh Anh

Sau vụ Lệ Quyên, nên nâng mũi bằng sụn giả hay sụn tự thân?

Sau vụ Lệ Quyên, nên nâng mũi bằng sụn giả hay sụn tự thân?

- Phẫu thuật nâng mũi hiện rất phổ biến nhưng nên chọn sụn tự thân hay sụn nhân tạo để vừa đẹp, vừa an toàn.