Theo điều tra của Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, khoảng 45% dân số VN mắc bệnh trĩ, và khoảng 20% số người cần phẫu thuật, tuy nhiên, các chuyên gia đều nhấn mạnh, phẫu thuật hiện nay chưa thể điều trị tận gốc của bệnh.

Cắt trĩ thường phải… cắt nữa

Ngày 14/4/2011, tại Bệnh viện y học Cổ truyền Hà Nội diễn ra hội thảo khoa học “Phương pháp mới trong điều trị bệnh trĩ”. Buổi hội thảo đã được tổ chức với sự có mặt của nhiều chuyên gia đầu ngành như PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm - chủ tịch hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, Giám đốc trung tâm Hậu môn học bệnh viện Tràng An; PGS.TS Lê Lương Đống - nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền Bộ Y tế, Phó giám đốc học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm và PGS.TS Lê Lương Đống trong hội thảo.
Tại buổi hội thảo, PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm cho biết, từ xa xưa bệnh trĩ thường đường điều trị bằng Đông y, ngày nay y học hiện đại phát triển, có nhiều kỹ thuật mới, bệnh trĩ mới được phẫu thuật nhiều. Những bệnh nhân mới có hiện tượng chảy máu, bệnh chỉ ở độ 1, độ 2 và chưa tiến triển nặng thì hãy nên điều trị trước tiên bằng những bài thuốc Đông y thay vì việc muốn cắt luôn, phẫu thuật luôn.

Theo PGS.TS Nhâm, bất cứ một tác động nào lên cấu trúc sinh học tự nhiên của cơ thể đều không tốt, có thể gây nhiều biến chứng. Phẫu thuật chỉ được chỉ định cho trĩ độ 3, độ 4 và chúng ta cũng chưa tìm thấy một phương pháp phẫu thuật nào tối ưu và không bị tái phát. Tất cả những bộ phận nào bị hư hỏng, nhìn thấy mà phải cắt đi, phẫu thuật thì dù kỹ thuật mới cũng chỉ là chuyện thường, cái quan trọng là phải điều trị tận gốc, nguyên căn của sự phát sinh bệnh.

Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân được cắt trĩ và khỏi nhưng vẫn còn bị táo bón thì chỉ được một thời gian lại tái phát và lại bị bệnh, lại phải cắt trĩ. Nhưng ở Việt Nam chẳng ai cắt 2-3 lần, nên điều trị nguyên nhân bằng Đông y là việc nên làm.

Trị trĩ toàn diện bằng “Bổ trung ích khí”

Bàn về Đông y, PGS.TS Lê Lương Đống chia sẻ, trong Đông y, “Bổ trung ích khí” được coi là bài thuốc toàn diện nhất trong điều trị bệnh trĩ, giúp phòng chống bệnh trĩ và nâng cao sức khỏe, ngay cả ở phụ nữ vừa sinh đẻ, khí huyết kém cũng đều có thể dùng một cách hiệu quả.


Tác dụng của bài thuốc này sẽ làm mất cảm giác tức nặng vùng hậu môn, trực tràng, nâng cao búi trĩ và tổ chức da cơ lên, chống táo bón và các dịch nhầy, chảy máu viêm nhiễm. Đồng thời bài thuốc còn tác dụng giúp bổ tỳ vị, điều trị căn nguyên gây bệnh. Đây là 1 trong 72 bài thuốc cổ phương được Bộ y tế kết luận rất an toàn và không có bất kỳ độc tính nào.

Kế thừa thành quả của bài thuốc trên, thực phẩm chức năng Thăng trĩ Nam Dược đã ra đời dưới dạng viên nang. Sản phẩm có tác dụng giảm nhanh triệu chứng (đau, chảy máu, tiết dịch hậu môn), hỗ trợ điều trị trĩ nhờ tác dụng nhuận tràng, bổ tỳ vị. Sản phẩm này có hiệu quả đặc biệt cho trĩ độ 1, 2 trong việc giúp cầm máu, giảm đau và giúp bệnh trĩ không tiến triển nặng thêm.

PGS.TS Nhâm cho rằng Thăng trĩ Nam Dược có thể được dùng kết hợp với các biện pháp của Tây y với bệnh nhân trĩ độ 3, độ 4 để hỗ trợ sau phẫu thuật nhằm tránh tái phát và nâng cao thể trạng. Tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ đúng liều dùng cũng như thời gian dùng để đạt hiệu quả cao.

Trong hội thảo Dược sỹ Nguyễn Văn Lợi cũng chia sẻ, nhiều bệnh nhân băn khoăn uống thuốc sắc và viên nang cái nào hiệu quả?

Trên thực tế, để thành sản phẩm viên nang cần quá trình đông khô thành bột, nó như quá trình sắc cô đặc của thuốc nên 2 dạng thuốc này có tác dụng ngang nhau, không mất đi hiệu quả của sản phẩm. Tuy nhiên, dù điều trị bệnh theo cách nào thì quan trọng vẫn là trị tận gốc bệnh và phòng ngừa, đó là tránh lối sinh hoạt và ăn uống không phù hợp.

  • Hà Linh