Xạ đen có nhiều loài, nhưng chỉ có duy nhất loài xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii mới chứa các hoạt chất hỗ trợ điều trị ung thư. Tai hại là hiện nay, rất nhiều người nhầm lẫn loại cây này với cây xạ đen Hòa Bình.

Chỉ cây xạ đen châu Âu mới có hoạt chất hữu ích

Loại xạ đen có tác dụng hỗ trợ phòng chống ung thư được nghiên cứu duy nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam là loài thực vật thuộc họ Dây gối (Celastraceae), còn có các tên gọi là Thanh giang đằng, xạ đen châu Âu, tên khoa học là Celastrus hindsii. Đây là loài xạ đen duy nhất có chứa 3 hoạt chất: Flavonoid; Quinon và Saponi Triterpenoid. Đó là những hoạt chất hiếm, có tác dụng chống oxy hóa do gốc tự do gây nên, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, hóa lỏng để đào thải tế bào ung thư ra khỏi cơ thể và ức chế sự phát triển, di căn của tế bào ung thư ác tính.

{keywords}
Quả của cây Xạ đen Celastrus hindsii (xạ đen châu Âu)
{keywords}
 Quả khi chín

Ở Việt Nam, người đầu tiên công bố các nghiên cứu về cậy Xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii (xạ đen châu Âu) – 1 loại xạ đen hiếm gặp là cố GS.TS Lê Thế Trung – nguyên Giám Đốc viện bỏng Quốc gia. Xạ đen châu Âu Celastrus hindsii chỉ phân bổ Ninh Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Cây mọc tự nhiên trong rừng thứ sinh, ở độ cao dưới 300m. Nhưng sau khi kết quả nghiên cứu được công bố thì lập tức người ta gán cây Xạ đen Hòa Bình cũng có các công dụng này. Sự thật có phải như thế?

Xạ đen Hòa Bình có tên khoa học là Ehretia asperula, không phải là cây xạ đen châu Âu Celastrus hindsii. Điều đáng nói là đã có rất nhiều người nhầm lẫn hai loài này. Hiện chưa có công trình khoa học nào trên thế giới cũng như trong nước chứng minh tác dụng chữa ung thư của loài xạ đen Hoà Bình.

Để làm sáng tỏ điều này, một lần nữa các nhà khoa học lại vào cuộc. Theo nghiên cứu nhà khoa học thuộc Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam khẳng định, cây xạ đen Hòa Bình không có tác dụng trong việc điều trị ung thư, thậm chí còn chứa chất độc và gây hại cho người dùng.

Phân biệt xạ đen châu Âu và xạ đen Hòa Bình

{keywords}
Nghiên cứu khoa học khác khẳng định tác dụng của lá xạ đen châu Âu

Gần đây nhất, nghiên cứu tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống oxy hóa của lá xạ đen (Celastrs hindsii Benth et Hook) của tác giả Bùi Thị Thanh Duyên, Đặng Kim Thu, Bùi Thanh Tùng, khoa Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, Vũ Mạnh Hùng, Học viện Quân y là được công bố vào tháng 3/2020.

{keywords}
 

Theo đó, cây xạ đen được biết đến trong dân gian là một dược liệu có tác dụng trong hỗ trợ điều trị ung thư. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đánh giá tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư và tác dụng chống oxy hóa của lá xạ đen. Mẫu lá xạ đen được chiết bằng ehtanol 90% và tiến hành chiết phân đoạn lần lượt với n-hexane (Hex), ethyl acetate (EtOAc) và n-butanol (n-BuOH). Tác dụng ức chế tế bào ung thư được thực hiện bằng phương pháp MTT (3-(4,5 dimethylthiazol-2-ul)-2,5 - diphenyltetrazolium) trên 3 dòng tế bào ung thư gan Hep G2 (HB - 8065 TM), ung thư phổi LU-I (HTB - 57 TM), ung thư vú MCF-7 (HTB - 22 TM). Tác dụng chống oxy hóa được tiến hành thông qua phương pháp quét gốc tự do DPPH (2,2-diphenyl-l-picryhydrazyl).

Kết quả ức chế tế bào ung thư cho thấy phân đoạn EtOAc có tác dụng gây độc tế bào ung thư gan, phổi mạnh nhất so với các phân đoạn khác với IC 50 lần lượt là 33,7+_1,5 micorgam.ml và 13,0 +- 0,5 microgam.ml. Phân đoạn BuOH cho tác dụng yếu hơn với tế bào ung thư phổi với IC 50 là 64,0+-2,2microgam.mL. Kết quả chống oxy hóa chỉ ra rằng phân đoạn EtOAc có tác dụng chống oxy hóa tốt nhất với IC 50 là 46,9 +-2,5micorgam/mL. Cao EtOH toàn phần cũng thể hiện tác dụng cống oxy hóa mạnh với IC 50 là 48,5 +-2,3 microgam/mL. Kết quả nghiên cứu này cho thấy cao chiết lá xạ đen có tác dụng ức chế tế bào ung thư và chống oxy hóa cao.

{keywords}
Nghiên cứu trên thế giới chứng minh công dụng hỗ trợ điều trị ung thư của xạ đen châu Âu (Celastrus hindsii Benth)

Việc cây xạ đen thật với tên gọi Celastrus Hindsii Benth (xạ đen châu Âu) lại bị đánh đồng với loài xạ đen Hòa Bình khiến không ít người bệnh bị "tiền mất, tật mang". Chính vì lý do đó mà Viện Dược liệu Trung Ương đã quyết tâm nhân giống lại loài xạ đen châu Âu. Toàn bộ xạ đen châu Âu được nhân giống tại viện Dược liệu Trung Ương được chuyển giao cho Công ty TNHH Tuệ Linh trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn Quốc tế GACP để làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh.

Để tránh nhầm lẫn, người dân nên tìm kiếm các dược liệu theo tên danh pháp khoa học – tên duy nhất của cây được giới khoa học đặt tên và đã nghiên cứu công dụng như xạ đen chuẩn – Celastrus hindsii. Một số trang tra cứu thông tin dược liệu uy tín đã được kiểm chứng có thể tham khảo như: http://tracuuduoclieu.vn/ , http://nlv.gov.vn/ .

(Theo giadinh.net)