Căn bệnh hiếm gặp đã làm tê liệt các dây thần kinh mặt của Freya khiến em không thể cười hoặc chớp mắt. Cơ bắp của cô bé sống ở thị trấn Bolton cũng quá yếu nên em không đi lại hoặc ăn uống như người bình thường.

{keywords}

Bé Freya và bố mẹ

Chị Sophie Lock, mẹ của Freya, tâm sự: "Con gái tôi không thể nói, không thể ngồi nếu không có người trợ giúp. Bé cũng không thể cười, chớp mắt hay tự ăn được”.

Bởi vậy, người mẹ 24 tuổi luôn phải ở bên con suốt ngày đêm. Nhưng sau khi có máy Galileo, họ đã thấy hiệu quả kỳ diệu.

“Con tôi giống như một đứa trẻ hoàn toàn khác, lăn tròn trên sàn nhà, vui đùa với đồ chơi”, Sophie kể.

Sophie và chồng là Michael Campbell, 25 tuổi, chưa bao giờ nghe nói về hội chứng Moebius tới khi con gái 5 tháng tuổi.

Khi chào đời, cô bé đã gặp vấn đề ở ruột và trải qua ca phẫu thuật phức tạp. Bé phải nằm trong Bệnh viện St Mary ở Manchester tới khi 9 tháng tuổi. Hiện nay, Freya vẫn phải thở máy vào ban đêm.

{keywords}

Cô bé không thể biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ của mình

Hội chứng Moebius được nhà thần kinh học Paul Julius Moebius (người Đức) phát hiện lần đầu năm 1888. Đó là dạng rối loạn thần kinh hiếm gặp xuất hiện từ lúc một đứa trẻ sinh ra.

Những người bị mắc hội chứng trên bị tổn thương dây thần kinh mặt, co rút cơ ở mặt. Do đó, khuôn mặt của họ bị tê liệt hoàn toàn nên không thể hiện được các biểu cảm như nhăn, cười, nháy mặt... 

Một loại máy tập mang tên Galileo kích thích cơ bắp của Freya giúp bé giữ thăng bằng để tập đi đứng. Bởi vậy, bố mẹ bé đang muốn mua một chiếc máy để con của họ có thể tập hàng ngày. Họ đang gây quỹ để mua thiết bị trị giá 5.000 bảng Anh (160 triệu đồng). 

An Yên (Theo The Sun)

Hội chứng người 'hóa đá' vô phương cứu chữa

Hội chứng người 'hóa đá' vô phương cứu chữa

Nhiều bộ phận trên cơ thể dần hóa thành xương khiến cô gái 24 tuổi ở Mỹ ăn khó, nói khó và không thể đi lại.