Trong xu thế 4.0, việc áp dụng hệ thống hoạch định tài nguyên DN (ERP) theo thời gian thực được ứng dụng vào các dây truyền sản xuất dược liệu sẽ giúp DN kiểm soát chất lượng thuốc, cơ quan chức năng truy xuất nguồn gốc nhanh chóng khi cần thiết.

Xu hướng phát triển ngành dược

Hội nghị toàn quốc về phát triển dược liệu Việt Nam đã đưa ra 3 định hướng phát triển ngành dược liệu trong nước, trong đó đề cập tới việc phát triển dược liệu phải đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ, tổ chức quản lý sản xuất theo chuỗi, chế biến sâu, bảo đảm chất lượng; tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn để phát triển các doanh nghiệp trong lĩnh vực dược liệu; đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm dược liệu.

Các cơ quan quản lý Nhà nước luôn khuyến khích thậm chí đặt mục tiêu cho các doanh nghiệp, nhà sản xuất phải quản lý bằng công nghệ để có thể tạo ra quy trình quản lý khép kín, chặt chẽ làm cơ sở vững chắc cho doanh nghiệp phát triển và đặc biệt bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng.

{keywords}
Điểm nhấn ưu việt của hệ thống quản lý 3S ERP là ở tính cập nhật, cảnh báo tức thì giúp người quản lý truy xuất ngay được quá trình sản xuất mắc lỗi từ đâu và có những quyết định nhanh chóng.

3S ERP - giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp dược

Mới đây, Nam Dược, một công ty Dược luôn hướng đến sản xuất theo nguyên tắc của Biotrade - Dự án do Liên minh châu Âu tài trợ nhằm phát triển dược liệu sạch tại Việt Nam theo các nguyên tắc sạch, an toàn, bền vững đã triển khai vận hành hệ thống 3S ERP.

3S ERP là hệ thống điều hành, quản trị sản xuất bằng công nghệ để nâng cao, chuyên nghiệp hóa công tác quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế đồng thời bảo đảm chất lượng sản phẩm khi đưa ra ngoài thị trường một cách tối đa.

Ông Nguyễn Xuân Hách - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Giải pháp ERP - ITG, cho biết: ERP là hệ thống thông tin kết nối mọi nghiệp vụ của doanh nghiệp với nhau để phục vụ điều hành khai thác tối đa nguồn lực của doanh nghiệp giúp tăng năng suất lao động tiết kiệm thời gian, giảm thiểu sai hỏng.

{keywords}
Ông Nguyễn Xuân Hách - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Giải pháp ERP - ITG

Hệ thống 3S ERP sẽ quản lý chất lượng vận hành của công ty Nam Dược với 3 khâu gồm: Kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào, chất lượng trong quá trình sản xuất và chất lượng khi đã thành phẩm đưa ra kênh phân phối.

Hệ thống quản lý 3S ERP thực hiện tại nhà máy sản xuất sẽ được triển khai đến tận người công nhân vận hành máy, giám sát quá trình sản xuất trong thời gian thực. Điều này đi đến một quá trình quản trị sản xuất toàn diện mà mỗi mắt xích của quá trình đều được hiện thị và số hóa.

{keywords}

Theo ông Hách, toàn bộ dữ liệu liên quan sẽ được cập nhật lên hệ thống ngay lập tức dẫn tới bất kỳ thời điểm nào khi nhân viên tác nghiệp có thể truy suất được dữ liệu để kiểm tra chất lượng sản phẩm trên hệ thống.

Việc triển khai dự án 3S ERP sẽ kiểm soát chất lượng sản phẩm ở 3 khâu rất chặt chẽ, giải quyết bài toán về quản trị sản xuất một cách toàn diện đồng thời đem lại nhiều sản phẩm chất lượng tốt hơn nữa cho người tiêu dùng.

{keywords}
Ông Phạm Văn Đông - Giám đốc sản xuất Công ty Nam Dược: Hệ thống quản lý 3S ERP sẽ được triển khai đến từng người công nhân vận hành máy, giúp nhà quản lý giám sát quá trình sản xuất trong thời gian thực.

Phân tích về điểm nhấn ưu việt của hệ thống quản lý 3S ERP, ông Phạm Văn Đông - Giám đốc sản xuất Công ty Nam Dược cho biết: Nếu điều hành sản xuất dược phẩm theo cách truyền thống như viết tay hoặc nhập dữ liệu vào máy tính sau mỗi công đoạn sản xuất đã hoàn thành (nhập nguyên liệu, sản xuất, đóng gói, đưa ra thị trường) bằng các công cụ Exel có thể gây tốn kém cho doanh nghiệp, hao tổn nhân công và đôi khi gặp rủi ro về chất lượng dược phẩm.

Điểm nhấn ưu việt của hệ thống quản lý 3S ERP là ở tính cập nhật, cảnh báo tức thì khi có các nghiệp vụ phát sinh trong doanh nghiệp sẽ giúp người quản lý hoàn toàn có thể truy xuất ngay được chất lượng sản phẩm và quá trình sản xuất mắc lỗi từ đâu và có những quyết định nhanh chóng, kịp thời, tránh tốn kém cho doanh nghiệp cũng như đảm bảo tốt nhất được chất lượng dược phẩm khi tới tay người tiêu dùng.

Ông Đông phân tích: có thể lấy ví dụ như ngay ở khâu đầu vào nhập nguyên liệu sẽ được lập theo kế hoạch từ ban đầu trên phần mềm và được nhập theo đúng tiến độ và chất liệu mong muốn. Nếu như chất lượng nguyên liệu có vấn đề hoặc có sự hao hụt thì lập tức hệ thống phần mềm sẽ phát hiện, cảnh báo và nguyên liệu hỏng sẽ bị loại ra khỏi hệ thống.

Bảo tồn và phát triển dược liệu thông qua áp dụng khoa học kỹ thuật dù ở khâu nào cũng là xu hướng tất yếu trong thời đại công nghệ hiện nay. Nếu doanh nghiệp xác định được xu hướng này thì không những doanh nghiệp mà cả chủ trương bảo tồn và phát triển dược liệu của Chính phủ sẽ sớm đạt được kết quả như mong muốn.

Thanh Loan