Thực hiện phương châm “Trao cần câu hơn cho con cá”, việc hướng nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được tỉnh Bắc Kạn chú trọng nhằm tạo “lực đẩy” nâng cao hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo.

{keywords}
Bắc Kạn nâng cao nhận thức để người dân chủ động giảm nghèo bền vững

Thông qua công tác tuyên truyền đã giúp cho người dân và đặc biệt là người nghèo bổ sung kiến thức, kỹ năng sản xuất, tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo.

Cụ thể, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng kế hoạch, kịch bản, chuyên mục phóng sự tuyên truyền chùm Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) phát sóng trên kênh truyền hình địa phương; in sổ tay các Nghị quyết cấp cho Bí thư chi bộ thôn, tổ phố để thông tin đến người dân, trong đó có Nghị quyết số 05-NQ/TU.

Các cơ quan truyền thông của tỉnh thường xuyên dành thời lượng phù hợp để tuyên truyền Nghị quyết và các hoạt động về giảm nghèo, các chế độ chính sách; giới thiệu kinh nghiệm, cách làm hay, kiến thức khoa học kỹ thuật, mô hình giảm nghèo hiệu quả để nhân rộng. Riêng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đã xây dựng 5 chương trình phát thanh, 22 phóng sự tuyên truyền, hỗ trợ phát sóng cho 70 Đài Truyền thanh cơ sở và 08 Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thành phố với tổng số trên 1.000 lượt phát sóng; Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn có “Chuyên trang giảm nghèo bền vững tỉnh Bắc Kạn” đăng tải các văn bản liên quan đến công tác giảm nghèo của Trung ương, của tỉnh và các bài tuyên truyền về thực hiện công tác giảm nghèo tại các địa phương…

Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị đã tổ chức được 38 buổi nói chuyện chuyên đề về công tác giảm nghèo, thu hút trên 2.400 lượt người tham gia.

Nhờ các giải pháp đồng bộ, đến nay, Bắc Kạn đã có trên 20.000 lượt lao động nông thôn được học nghề; tư vấn việc làm cho trên 13.000 lao động; giải quyết việc làm cho trên 16.000 lao động…

Bài: Lê Thị Thúy Tình - nhóm PV
Ảnh: Bùi Thị Thu Hiền - Nhóm PV