Nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2/9, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ) ngày 1/9 đã khai mạc triển lãm “Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy: Biểu tượng tự hào dân tộc Việt Nam”. 

Triển lãm gồm 4 nội dung: Quốc kỳ - Cờ đỏ sao vàng: Khát vọng độc lập, tự do, hạnh phúc Việt Nam;  Quốc ca: Giai điệu thiêng liêng tự hào;  Quốc huy: Biểu tượng Nhà nước Việt Nam; Tự hào Việt Nam.

Triển lãm giới thiệu gần 200 tài liệu, hiện vật, hình ảnh được lựa chọn từ khối tài liệu lưu trữ, một số tài liệu do gia đình cố họa sĩ Bùi Trang Chước, gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao, Nhà lưu niệm Nguyễn Hữu Tiến (Hà Nam) và các cơ quan, cá nhân.

Quốc kỳ Việt Nam lá cờ đỏ sao vàng. Đây minh chứng khẳng định sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hòa bình của dân tộc Việt Nam. Điều đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định và lịch sử kiểm chứng trong gần một thế kỷ qua, đó là: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi".

{keywords}
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I (ngày 2/3/1946) đã biểu quyết nhất trí chọn cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Lá cờ này xuất hiện lần đầu trong khởi nghĩa Nam Kỳ (1940). Hiện tại vẫn chưa rõ ai là tác giả tạo ra Quốc kỳ Việt Nam do quá trình sáng tạo lá cờ diễn ra trong khoảng thời gian các lực lượng cách mạng ở Việt Nam còn đang hoạt động bí mật.

Chỉ 3 ngày sau khi đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 5/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh quyết định “Quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng”.

Quốc ca Việt Nam bài Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Bài hát mang âm hưởng thiêng liêng, hào hùng, sôi nổi đã cổ vũ tinh thần, lòng yêu nước và ý chí chiến đấu của chiến sĩ, nhân dân Việt Nam.

{keywords}
Quá trình ra đời của các biểu tượng Việt Nam là những câu chuyện đặc biệt, xuất phát từ thực tế hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam qua từng giai đoạn.

Bài hát được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác trong mùa đông năm 1944 trên gác căn nhà số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền (Hà Nội) và được in trên báo Độc lập do chính tác giả tự khắc bản nhạc lên phiến đá để in báo.

Ngày 2/9/1945, Tiến quân ca vang lên trang trọng trong Lễ Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình. Bài hát đã đi theo các chặng đường cách mạng của nhân dân Việt Nam trong suốt những năm tháng đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.

Quốc huy Việt Nam thể hiện chủ quyền và bản sắc dân tộc, là biểu tượng cho quốc gia độc lập. Sự ra đời của Quốc huy Việt Nam gắn với vai trò và tài năng của cố họa sĩ Bùi Trang Chước.

{keywords}
Bà Nguyễn Thị Minh Thuỷ, con gái hoạ sĩ Bùi Trang Chước - người vẽ mẫu Quốc huy Việt Nam chia sẻ: "Cả cuộc đời cha tôi cống hiến, âm thầm sáng tạo nghệ thuật, để ra được mẫu quốc huy là cả quá trình với nhiều bản thảo. Từ những chi tiết đầu tiên đến mẫu cuối cùng là hơn 100 bản".

Trong những năm 1953 - 1955, ông đã phác thảo tới 112 mẫu Quốc huy rồi lựa chọn được 15 mẫu tiêu biểu nhất để trình và được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc hội góp ý, chỉnh sửa, hoàn chỉnh và tháng 1-1956 đã thông qua bản chính thức.

Họa sĩ Bùi Trang Chước trong di thư có viết: “Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam cuối cùng của tôi hồi đó là trình bày theo hình tròn, hai bên chung quanh là các bông lúa Việt Nam, có mấy bông rủ vào bên trong ôm cái đe ở giữa phía dưới, tượng trưng cho công nông nghiệp, dưới đe là dải lụa sau này có chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hai đầu dải lụa quấn hai bên bông lúa từ dưới lên mỗi bên hai đoạn.

{keywords}
"Nhìn những hình ảnh này tôi rất thương cha, suốt một đời cống hiến cho đất nước những tác phẩm để đời" con gái họa sĩ Bùi Trang Chước chia sẻ.

Ở giữa phía trên trong nền là ngôi sao vàng trên nền đỏ. Dưới ngôi sao gần giữa trung tâm nền là vòng cung mặt trời, có tia chiếu sáng chung quanh, gợi lên hình ảnh của buổi bình minh.

Toàn bộ Quốc huy tôi dùng hai màu vàng và đỏ. Khi thực hiện sơn mài là sơn son thiếp vàng, màu cổ truyền hoành phi câu đối của ta hay dùng. Các mẫu này sau đó được trình Bác Hồ, Bác chọn góp ý: Hình tượng cái đe là thủ công nghiệp cá thể, nên dùng hình tượng tượng trưng cho nền công nghiệp hiện đại”.

Sau khi thống nhất đất nước, ngày 2/7/1976, Quốc hội khóa VI đã quyết định chọn Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức như ngày nay.

Một số hình ảnh tại triển lãm:

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 

 

Thành Nam

Bữa cơm đặc biệt ở ven đô trước ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập

Bữa cơm đặc biệt ở ven đô trước ngày Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập

Nằm sâu trong con ngõ An Dương Vương (Tây Hồ, Hà Nội) có một ngôi nhà đặc biệt, được coi là “địa chỉ đỏ”, vinh dự được đón Bác Hồ từ Việt Bắc về trước khi Người đọc Tuyên ngôn độc lập.