Tuy nằm giữa trung tâm TP Hạ Long, thế nhưng di tích khảo cổ quốc gia Hòn Hai - Cô Tiên hiện nay cây cối mọc um tùm, nếu không để ý sẽ không biết được đâu là lối vào.

Hơn nữa, ngay cạnh tấm biển 'di chỉ khảo cổ học quốc gia - cấm xâm phạm', rất nhiều vật tư xây dựng ngổn ngang, các tấm gỗ ép vỡ nát chất đống đè vào vách núi. Số vật tư xây dựng này thuộc công ty TNHH&DV Mạnh Cường.

{keywords}
Các tấm gỗ ép vỡ nát ngổn ngang trước lối ra vào di tích.

Xung quanh khu vực khảo cổ không có ranh giới bảo vệ, chỉ còn vài cột mốc bao quanh chân núi, không còn cột mốc bàn giao đất giữa công ty TNHH&DV Mạnh Cường và cơ quan chuyên môn.

Tuy nhiên Phó trưởng phòng Văn Hoá - Thông tin TP Hạ Long Vũ Mạc Hà khẳng định vị trí để vật tư xây dựng không xâm phạm di tích mà là để bên ngoài, phía thành phố cũng đang xin kinh phí để trùng tu nhưng chưa được.

{keywords}

{keywords}

Vật tư xây dựng chất đống dưới chân núi.

 

{keywords}

Thậm chí vật tư xây dựng được chất đè lên vách núi.

 

"Vừa rồi chúng tôi lập đoàn để đi kiểm tra và phát hiện biển di tích bị đổ và đã yêu cầu công ty Mạnh Cường dựng lên, cá nhân tôi tuần trước vừa đi kiểm tra khu vực này nhưng không thấy bị xâm phạm", lời ông Hà.

Đến nay việc dựng tấm biển di tích cũng chỉ tạm bợ dùng cây chống, vật tư xây dựng vẫn để ngổn ngang không có dấu hiệu dọn dẹp.

{keywords}
Tấm biển di tích được dựng lên tạm bợ.

 

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Thực trạng diễn ra nhưng phòng Văn hoá và Thông tin TP Hạ Long khẳng định di tích không bị xâm phạm.

 

Theo hồ sơ di tích của TP Hạ Long, khu vực Hòn Hai - Cô Tiên được xếp hạng di tích và khoanh vùng bảo vệ vào năm 2005 với diện tích 108.551 m2 gồm khu vực khoanh vùng bảo vệ 1 và 2.
Khu vực 1 gồm: Hồ khai quật (1.639 m2) và hố thám sát (5.556 m2), khu vực 2 gồm toàn bộ núi đá bên trong diện tích 101.355 m2.

Phạm Công