Từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, chủ nghĩa đa phương lấy ASEAN làm trung tâm đã được thể chế hóa thành những lễ nghi quan liêu, ì trệ. Mọi người đều quá ngoại giao nên không dám liều mình gây bất hòa.

Một trở ngại lớn mà ASEAN dường như không thể vượt qua là Hiệp hội này vận hành theo nguyên tắc đồng thuận, với đặc tính là không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên. Cách thức làm việc như vậy khiến Hiệp hội này gần như không thể tiến hành các hành động tập thể.

Trong mọi cuộc khủng hoảng – từ chiến tranh Việt Nam, xung đột tại Đông Timor, sóng thần ở Indonesia, bão lũ ở Myanmar và giờ đây là tranh chấp tại Biển Đông – mỗi khi Châu Á cần trợ giúp, thì Mỹ và đôi khi là Australia hoặc Nhật Bản có lời đáp.

Một trở ngại lớn mà ASEAN dường như không thể vượt qua là Hiệp hội này vận hành theo nguyên tắc đồng thuận, với đặc tính là không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên. Cách thức làm việc như vậy của ASEAN khiến Hiệp hội gần như không thể tiến hành các hành động tập thể. Một số quốc gia vì nhiều lý do đã trở thành một lá phiếu phủ quyết của Bắc Kinh đối với mọi quyết định của ASEAN ảnh hưởng tới Trung Quốc.

{keywords}

Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 49 (AMM-49) vừa diễn ra tại thủ đô Vientiane của Lào. Ảnh Reuters.

Theo thời gian, ASEAN đã chứng tỏ rằng mình đã lớn mạnh để trở thành một tác nhân tập thể. Các nhóm đa phương do ASEAN làm trung tâm (như Diễn đàn khu vực ASEAN – ARF, hay Hội nghị thượng đỉnh Đông Á – EAS) có vai trò hàng đầu trong trật tự chính trị và an ninh khu vực. Tất nhiên, các lãnh đạo ngồi vào bàn nói chuyện với nhau còn hơn là họ không nhìn mặt nhau. Nhưng sau hai thập kỷ đa phương hóa, an ninh khu vực đang bị đe dọa hơn bao giờ hết. Tuy vậy, thử hỏi nếu ngày mai ARF, EAS và các tổ chức khác biến mất, liệu Châu Á có trở nên an toàn hơn hay không? Câu trả lời là: gần như không.

Trên thực tế, điều quyết định an ninh ở Thái Bình Dương là các quan hệ đồng minh của Mỹ và sự hiện diện quân sự, các đảm bảo an ninh và các quan hệ đối tác quốc phòng, cũng như hợp tác an ninh song phương và đa phương được xem như một chiến lược nhằm đối trọng với Trung Quốc.

Có những quan hệ hợp tác an ninh trong lòng Châu Á chưa từng thấy đã xuất hiện: các cuộc tuần tra trên biển phối hợp giữa Indonesian-Malaysian-Philippines, các cuộc tập trận quân sự chung, quan hệ quốc phòng giữa Nhật Bản với Philippines và Việt Nam, thậm chí cả các quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Ấn Độ. Tất cả những quan hệ này đã được hình thành trong chưa đầy một thập kỷ, nhằm đáp lại thái độ xác quyết của Trung Quốc. Các diễn biến này chắc chắn có giá trị thực tiễn hơn là diễn đàn chính trị đa phương trên diện rộng ARF.

Nhưng bất chấp khoảng cách giữa mong muốn và thực tế, ASEAN nhấn mạnh đến nguyên tắc “vai trò trung tâm” của mình, và Mỹ cũng như các tác nhân Châu Á – Thái Bình Dương khác đã cam kết ủng hộ. Các hội nghị của ARF và EAS đều do ASEAN đăng cai tổ chức tại các thủ đô ở Đông Nam Á, với chương trình nghị sự do ASEAN quyết định.

Vì không nước lớn nào bị ASEAN đe dọa, và các cuộc gặp đa phương không gây hại gì, mà là các sân khấu thuận tiện cho các cuộc gặp song phương giữa các Ngoại trưởng và các nguyên thủ quốc gia. Sẽ chẳng ai chỉ ra rằng “Hoàng đế không mặc quần áo”, vì rất ít vấn đề khu vực được giải quyết tại đây.

Vậy tại sao chính phủ Mỹ và các cường quốc khác ở Châu Á – Thái Bình Dương đều nói rằng “ủng hộ ASEAN làm trung tâm”? Sau tất cả, nền kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, chi tiêu quân sự, vũ khí hạt nhân và các cuộc xung đột nước lớn tiềm ẩn đều tập trung ở Đông Bắc Á.

Từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, chủ nghĩa đa phương lấy ASEAN làm trung tâm đã được thể chế hóa thành những lễ nghi quan liêu, ì trệ. Mọi người đều quá ngoại giao nên không liều mình gây ra bất hòa. Các Bộ trưởng và nguyên thủ gặp nhau, mặc các bộ trang phục riêng, chơi golf, đưa ra tuyên bố, rồi quay lại với công việc thường nhật.

Làm sao để chữa căn bệnh này? Một bước đơn giản sẽ giúp cải thiện sự vận hành của ASEAN và khiến Hiệp hội xứng đáng là một tổ chức tầm khu vực: đó là áp dụng phương thức quyết định dựa trên đa số. Hoặc để ít chia rẽ hơn, có thể bỏ phiếu theo đa số 2/3. Nhưng dù đã được khuyến cáo giải pháp này từ những năm 1990, ASEAN đến nay vẫn từ chối áp dụng.

ASEAN có thể và nên là một trụ cột thể chế quan trọng trong trật tự khu vực. Nhưng Hiệp hội đang trở thành con tin của các thói quen cũ, sự tự phụ, và cách thức đồng thuận và tránh mọi tranh cãi “kiểu ASEAN”. Cách này đã giúp giảm căng thẳng, như giữa Indonisia và Malaysia trong những năm mới thành lập.

Tránh đối đầu giữa các thành viên và xây dựng một bản sắc chung là một thành quả quan trọng của ASEAN. Nhưng cả ASEAN và khu vực đều đã bước sang một giai đoạn khác. Để khẳng định vai trò của mình và tạo ra một khu vực Châu Á – Thái Bình Dương an toàn và thịnh vượng hơn, ASEAN cũng cần thay đổi theo thời gian./.

Thảo Linh