Ngày 18/12, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật (NXB) tổ chức Hội thảo “Xây dựng chiến lược sách quốc gia Việt Nam”. 

Sách - sức mạnh mềm của dân tộc

Phát biểu tại hội thảo, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Nguyên cho rằng, trong bối cảnh thế giới ngày càng biến động, khó lường thì sách - một sản phẩm văn hóa, đã được nhiều nước biến thành một công cụ thực hiện “sức mạnh mềm” để chi phối các giá trị của quốc gia mình với các quốc gia khác. Do đó, để bảo vệ sự độc lập toàn vẹn của Tổ quốc hôm nay, bên cạnh việc “chắc tay súng” còn cần phải làm chủ, giữ vững mặt trận tư tưởng - văn hoá, trong đó có xuất bản.

{keywords}
Với hơn 40 tham luận, các đại biểu tham dự hội thảo đã nhấn mạnh: Chiến lược sách quốc gia là một trong những giải pháp đột phá đối với hoạt động xuất bản nói chung và của từng nhà xuất bản cụ thể để tạo ra ngày càng nhiều xuất bản phẩm có giá trị.

Cách đây 15 năm, Chỉ thị 42 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản đã nêu chủ trương “xây dựng chương trình quốc gia xuất bản các loại sách thiết yếu về chính trị - xã hội và văn hóa”. Đó là nhiệm vụ song cũng là định hướng lớn cho xuất bản phát triển.

Trong bối cảnh hiện nay, nhiệm vụ này cần được thực hiện với một tinh thần mới. Từ những chương trình sách riêng lẻ của Trung ương, của các bộ, ngành và địa phương, đã đến lúc chúng ta cần có một Chiến lược sách quốc gia với tầm nhìn cho 10, 20 thậm chí 30 năm nữa.

{keywords}
Để bảo vệ sự độc lập toàn vẹn của Tổ quốc hôm nay, bên cạnh việc “chắc tay súng” thì còn cần phải làm chủ, giữ vững mặt trận tư tưởng - văn hoá, trong đó có xuất bản.

Cục trưởng Nguyễn Nguyên mong muốn, thông qua việc tổ chức hội thảo sẽ mở ra một diễn đàn để các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý hoạt động thực tiễn trao đổi, chia sẻ kết quả nghiên cứu, định hướng phát triển hoạt động xuất bản, đồng thời có những kiến giải hướng đến xây dựng một chiến lược sách quốc gia.

Với hơn 40 tham luận, các đại biểu tham dự hội thảo nhấn mạnh: Chiến lược sách quốc gia là một trong những giải pháp đột phá đối với hoạt động xuất bản nói chung và của từng nhà xuất bản cụ thể để tạo ra ngày càng nhiều xuất bản phẩm có giá trị. Phương hướng xây dựng chiến lược sách quốc gia cần theo từng lĩnh vực chuyên ngành, nhằm cụ thể hóa cơ chế, chính sách hỗ trợ ngành xuất bản.

Với NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, thời gian tới sẽ tập trung xuất bản các xuất bản phẩm, tài liệu với các chủ đề, nhóm đề tài phù hợp, bám sát nhiệm vụ chính trị trọng tâm và tình hình đất nước theo từng giai đoạn cụ thể.

Hoạt động xuất bản có chuyển biến nhưng không như kỳ vọng

Dù chưa được như kỳ vọng nhưng trong những năm qua, lực lượng in, phát hành hành sách phát triển mạnh với gần 2000 cơ sở in, 14.000 cơ sở phát hành, trong đó có trên 1800 công ty phát hành, gần 300 đơn vị tham gia vào hoạt động liên kết xuất bản. Xuất hiện một số công ty phát hành sách, công ty sách uy tín với thương hiệu mạnh, tham gia tích cực vào hoạt động liên doanh, liên kết, trở thành động lực huy động các nguồn lực xã hội, tạo điều kiện thực hiện nhiều công trình sách lớn, có giá trị, đồng thời góp phần để các nhà xuất bản tích lũy các lợi ích kinh tế, tạo ra một môi trường xuất bản năng động.

{keywords}
Thị trường sách điện tử nước ta phát triển còn chậm, không như kỳ vọng.

"Tuy nhiên, chúng ta cũng thẳng thắn thừa nhận, trong những năm vừa qua, hoạt động xuất bản nước ta còn bộc lộ không ít hạn chế, yếu kém. Số lượng tên sách được xuất bản hàng năm đã có bước phát triển nhưng chưa bền vững. Mức hưởng thụ bình quân sách/đầu người của nước ta tuy đã có bước tiến mạnh nhưng còn thấp so với yêu cầu, không thực hiện được mục tiêu đạt 6 bản/người vào 2010 theo tinh thần của Chỉ thị 42.

Cơ cấu sách ở nước ta còn bất hợp lý. Sách giáo khoa, giáo trình, tham khảo chiếm 34,4% đầu sách, 84,9% bản sách. Trong khi đó, sách chính trị pháp luật chiếm 6,8% số đầu sách, 1,2% số bản sách; sách khoa học công nghệ, kinh tế chiếm 4,08% số đầu sách, 0,8% số bản sách; sách văn hóa, xã  hội, nghệ thuật, tôn giáo chiếm 23,8% đầu sách, sách văn học chiếm 13,3% đầu sách, 1,9% bản sách; sách thiếu niên, nhi đồng chiếm 34,33% số đầu sách, 5,3% số bản sách... từ điển, ngoại văn  chiếm 0,4% đầu sách, 0,1% bản sách. Với một quốc gia xây dựng kinh tế tri thức, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì với cơ cấu sách mất cân đối như trên thực sự vấn đề quan ngại", Cục trưởng Cục xuất bản, In và Phát hành thẳng thắn.

Sách điện tử phát triển chậm không như kỳ vọng, chưa có sự chuyển dịch phù hợp, đáp ứng yêu cầu xây dựng văn hóa đọc trong thời đại kỷ nguyên số. Tính đến tháng 12/2019, tổng số bản sách điện tử vào khoảng 2400 tựa sách nhưng lượt truy cập cũng mới chỉ ở mức 1,5 triệu lượt (nếu tính lượt truy cập tương đương 01 bản sách thì sách điện tử chiếm khoảng 0,4% số lượng bản sách/năm). Hiện chỉ có 6/59 nhà xuất bản được cấp xác nhận đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử.

Năng lực và tiềm lực của ngành Xuất bản nhìn chung yếu, đặc biệt là các nhà xuất bản. Theo thống kê báo cáo, doanh thu toàn Ngành nhìn chung rất thấp. Năm 2019, tổng doanh thu của các nhà xuất bản trong cả nước chỉ đạt 2.600 tỷ đồng. Trong đó, còn có nhà xuất bản doanh thu dưới 2 tỷ đồng/năm. Về lợi nhuận, toàn Ngành đạt trên 200 tỷ đồng, trong đó chỉ có 4 nhà xuất bản lãi trên 10 tỷ đồng/năm, phần lớn lãi dưới 02 tỷ đồng hoặc kinh doanh kém hiệu quả và không có lãi.

Tình Lê

Ông Nguyễn Văn Phước nhận giải thưởng phát triển văn hoá đọc 2019

Ông Nguyễn Văn Phước nhận giải thưởng phát triển văn hoá đọc 2019

Ông Nguyễn Văn Phước, Giám đốc First News - Trí Việt là cá nhân từ công ty phát hành sách duy nhất được vinh dự nhận "Giải thưởng phát triển văn hóa đọc năm 2019".