Một sự kiện khoa học hấp dẫn mới nhất, đầu tháng 6/2016 này, Hiệp hội Hóa Tinh khiết và Ứng dụng Quốc tế IUPAC chính thức tuyên bố công nhận phát minh và đặt tên cho 4 nguyên tố siêu nặng cuối bảng tuần hoàn các nguyên tố. 

Dưới đây là bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (hay còn gọi là bảng Mendeleev):
{keywords}

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học mới nhất (đến tháng 6/2016). Hình từ DePiep/Wikipedia (CC BY-SA 3.0)


Nhìn vào bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học này, độc giả sẽ thấy 4 nguyên tố đóng khung màu đỏ và khác với tất cả những nguyên tố còn lại ở chỗ chưa ghi ký hiệu riêng (tên viết tắt) của nguyên tố. Thay vào đó là những ký hiệu khác là Uut, Uup, Uus và Uuo; đây là chữ viết của các con số như ununtrium (3 con số 1, 1 và 3), ununpentium (1,1 và 5), ununseptium (1,1 và 7) và ununoctium (1,1 và 8). Những ký hiệu này cnir là tạm thời phân chỗ 4 nguyên tố mới trên bảng tuần hoàn trước khi được đặt tên gọi chính thức.

Và giờ đây, chỉ mới mấy ngày trước thôi; tức vào ngày 8/6/2016, Hiệp hội Hóa Tinh khiết và Ứng dụng Quốc tế IUPAC (International Union of Pure and Applied Chemistry)  (IUPAC) đã đưa ra quyết định đổi 4 tên gọi tạm thời nói trên thành những cái tên mới, mang tính vĩnh viễn. Đó là: Nihonium (viết tắt hay ký hiệu Nh), Moscovium (Mc), Tennessine (Ts) và Oganesson (Og).

Ở đây, nguyên tố mới Nihonium (ký hiệu là Nh, số thứ tự 113 trong bảng Mendeleev); phát minh bởi Viện Lý Hóa  RIKEN, Tokyo, Nhật bản, được đề nghị mang tên nước Nhật gọi theo tiếng Nhật gốc là Nihon.

Nguyên tố mới Moscovium (Mc, 115); phát minh ở Viện Liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân (Viện LHNCHN) Dubna thuộc vùng ngoại vi của thủ đô Moscow (Nga),  được đề nghị mang tên thành phố thủ đô cũng là tên vùng Moscow. 
{keywords}

Máy gia tốc, nơi tổng hợp các nguyên tố mới ở Viện Dubna (Nga). Ảnh từ CNN.


Nguyên tố mới Tennessine (Ts, 117) là sản phẩm phát minh chung bởi sự hợp tác giữa Viện LHNCHN Dubna ở Nga và Phòng Thí nghiệm quốc gia Oak Ridge, Đại học Vanderbilt University và Đại học Tennessee ở Mỹ được đè nghị mang tên bang quê hương Tennessine của phòng thí nghiệm lớn và hai trung tâm đào tạo nổi tiếng này của nước Mỹ. 

Và nguyên tố mới Oganesson (Og, 118) vinh danh nhà vật lý hàng đầu Yuri Oganessian ở Viện LHNCHN Dubna, một trong những người có công lao lớn về phát minh các hạt nhân siêu nặng trong đó có nguyên tố thứ 118.

Dù đã qua các thủ tục chặt chẽ như đã biết, nhưng các tên gọi cho 4 nguyên tố trên đây chỉ mới được IUPAC chấp nhận và công bố công khai. Nhưng đấy vẫn chưa phải là công đoạn cuối cùng vì còn đợi lấy ý kiến của công luận. Cụ thể, theo quy ước từ nay đến tháng 11/2016, sau khi tập hợp và xử lý mọi đề nghị của mọi người có quan tâm trên thế giới, IUPAC mới đi đến công bố chính thức cuối cùng.

Trong lịch sử, trở ngại phút chót kiểu đó hầu như rất hiếm hoi. Hy vọng lần này sự trở ngại cuối cùng không rơi vào nguyên tố nào dù nguyên tố 113 (Nh), 115 (Mc), 117 (Ts) hay 118 (Og). Hẳn rủi ro không thể đến với các tập thể khoa học gia lừng danh và có cống hiến to lớn cho khoa học của Nhật, Nga, Mỹ và nói chung cho nền khoa học thế giới.

  • Trần Minh