Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Nếu không được theo dõi và quản lý tốt, đái tháo đường thai kỳ (ĐTĐTK) có thể dẫn đến nhiều biến chứng như trẻ sinh thừa cân, sảy thai, sinh non hoặc thai lưu. Trẻ thừa cân có thể tăng nguy cơ chấn thương lúc sinh, khi mổ lấy thai, phải chăm sóc đặc biệt sau sinh. Mẹ bầu cần hiểu rõ điều này để thấy tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên trước và trong quá trình mang thai, cũng như tái khám đầy đủ sau khi sinh.
Những mẹ bầu trong nhóm nguy cơ như: thừa cân, mang thai khi trên 35 tuổi, có cha mẹ hoặc anh chị em ruột từng mắc ĐTĐ… thì nguy cơ mắc ĐTĐTK sẽ cao hơn. Đây là các mẹ cần được kiểm tra sức khỏe chặt chẽ, có số lần tái khám nhiều hơn thai phụ thông thường.
Những thai phụ đã có dấu hiệu rối loạn đường huyết hoặc đang mắc ĐTĐTK lại càng cần thực hiện việc tái khám đúng lịch để bác sĩ theo dõi sát sao quá trình phát triển của thai nhi và chỉ số đường huyết của mẹ... để phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ biến chứng ĐTĐTK cho mẹ và thai nhi.
Để biết được chính xác và chẩn đoán sớm nhất về ĐTĐTK, mẹ bầu cần xét nghiệm tầm soát ở tuần thai 24-28. Các thai phụ không nên bỏ qua xét nghiệm quan trọng này, vì khi biết rõ và kiểm soát được đường huyết của mình, chúng ta có thể giữ an toàn cho chính mình và em bé.
Chương trình sàng lọc ĐTĐTK miễn phí do Abbott hợp tác với Bộ Y Tế tổ chức đang được triển khai tại 9 bệnh viện hàng đầu Việt Nam. Các mẹ bầu nên tranh thủ để được tầm soát ĐTĐTK sớm.
Vận động nhẹ nhàng, tập thể dục đều đặn
Với bất kỳ thai phụ nào, việc vận động nhẹ nhàng, tập luyện thể dục đều đặn đều rất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng, giúp máu huyết lưu thông, giữ cho trạng thái tinh thần sảng khoái, cân bằng. Riêng với những mẹ bầu có nguy cơ mắc ĐTĐTK hoặc đang mắc ĐTĐTK, việc tập luyện thể dục càng đóng vai trò quan trọng.
Những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, tập dưỡng sinh, yoga (với bài tập dành riêng cho mẹ bầu) đều giúp mẹ bầu tăng cân một cách khỏe mạnh, giảm rủi ro cho các bắp cơ, đồng thời giúp cân bằng đường huyết, giảm nguy cơ mắc ĐTĐTK.
Hạn chế đường và tinh bột
Trong thời kỳ mang thai cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, bạn nên chọn lọc thực phẩm để có chế độ ăn cân bằng, hạn chế các món có nhiều đường và tinh bột.
Một vài gợi ý cho mẹ bầu để duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn sáng đầy đủ, bổ sung nhiều chất xơ thông qua các loại rau củ, chia nhỏ bữa ăn hàng ngày (nên ăn từ 5-6 bữa) và tuyệt đối không nên bỏ bữa.
Trong trường hợp đang mắc ĐTĐTK, mẹ bầu nên trao đổi riêng với bác sĩ, để được tư vấn dinh dưỡng, có chế độ ăn bổ sung dinh dưỡng chuyên biệt giúp kiểm soát tốt chỉ số đường huyết.
Bổ sung dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người ĐTĐ
Nghiên cứu cho thấy, việc kết hợp bổ sung thêm dinh dưỡng chuyên biệt vào chế độ ăn hàng ngày giúp kiểm soát đường huyết có hiệu quả hơn chế độ ăn uống chỉ dựa vào thực phẩm.
Dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người có nguy cơ hoặc đang mắc ĐTĐTK như sản phẩm Glucerna.
Glucerna được thiết kế một cách khoa học với hệ bột đường giải phóng chậm, các chất béo không no, tốt cho tim mạch với 28 loại vitamin - khoáng chất đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể hoạt động, giúp giảm cảm giác đói, thèm ăn và ổn định đường huyết.
Việc sử dụng dinh dưỡng chuyên biệt bổ sung sẽ hỗ trợ cho thai phụ trong việc kiểm soát đường huyết, không mất nhiều công sức để chuẩn bị các loại thức ăn mà vẫn bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng.
Nếu chế độ tập luyện và ăn uống vẫn không kiểm soát được đường huyết thì mẹ bầu bị ĐTĐ thai kỳ phải được điều trị bằng insulin với liều lượng do bác sĩ chỉ định, cần được theo dõi chặt chẽ trong suốt quá trình điều trị, tránh gây hạ đường huyết và các tai biến khác
Phan Anh