Phyllis Ponting, cụ bà 99 tuổi người Anh bất ngờ nhận được bức thư tình từ vị hôn phu mất tích sau khi ông gia nhập quân đội trong Thế chiến thứ II.

Bức thư viết tay đó được tìm thấy trong một con tàu vận chuyển bị chìm dưới đáy Đại Tây Dương. Theo các nhà phân tích, tàu này bị chìm vào năm 1941.

Ông Bill Walker - chồng sắp cưới của bà, sau khi ngỏ lời cầu hôn đã được điều đến Ấn Độ để phục vụ cho quân đội Anh. Lời gửi gắm cuối cùng mà bà viết cho ông Bill chính là bà đồng ý làm vợ của ông.

Nhưng sau một thời gian dài chờ đợi không nhận được hồi đáp, bà nghĩ rằng vị hôn thê đã thay đổi quyết định.

{keywords}
Ông Bill Walker – vị hôn phu của bà Phyllis Ponting. (Nguồn: Independent)

Cho đến bây giờ, bà vẫn giữ suy nghĩ ấy. Chỉ đến khi cầm lá thư và đọc những dòng ông Bill viết, bà mới cảm nhận được tình cảm của ông dành cho bà nhiều đến chừng nào.

Trong thư, ông Bill gợi nhớ lại ông đã vui mừng như thế nào khi bà đồng ý làm vợ ông. Ông viết: “Anh ước mình có thể ở đó khi em mở lá thư này. Chắc anh sẽ khóc vì sung sướng, ước gì em có thể biết được cảm giác của anh lúc này, em yêu!”.

Ngày đó, bà Phyllis không biết ông Bill còn sống hay đã chết trong thế chiến. Bà quyết định lấy người đàn ông khác là ông Jim Holloway.

Bà có với chồng bốn người con và giờ đây những đứa cháu của bà cũng đã lập gia đình.

{keywords}
 Lá thư mà ông Bill Walker viết gửi gắm lời yêu thương đến bà Phyllis Ponting bị chìm cùng tàu vận chuyển vào năm 1941. (Nguồn: Independent)

Chia sẻ với tờ Independent, bà Phyllis xúc động khi mường tượng rằng cuộc đời bà sẽ thay đổi thế nào khi hồi đó nhận được thư và đoàn tụ với ông Bill.

Bà nói: “Tôi nghĩ rằng Bill đã tử trận trong chiến tranh, nếu không anh ấy sẽ đến thẳng nhà tôi ở đại lộ Roseland. Chúng tôi sẽ lấy nhau. Anh ấy yêu tôi rất nhiều”.

Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra con tàu vận chuyển hàng trăm lá thư viết tay trong khi tìm kiếm bạc dưới đáy đại dương.

Hiện tại, những bức thư này được trưng bày trong triển lãm có tên “Tiếng nói từ nơi sâu thẳm - Voices from the Deep” diễn ra tại Bảo tàng Bưu điện ở London.

{keywords}
Lá thư bị mờ nhưng được các nhà khảo cổ học phục chế và hiện bản gốc được trưng bày ở Bảo tàng Bưu điện London. (Nguồn: Independent)

Người quản lý bảo tàng chia sẻ: “Đây là bộ sưu tập thư lớn nhất được viết bởi nhiều người từ khắp mọi nơi trên thế giới.  Có khoảng 700 lá thứ được gửi từ Anh đến Ấn Độ vào năm 1940.

Về phần bà Phyllis, hiện tại bà được trao bản sao của bức thư để làm kỷ niệm cho riêng mình”.

Tôi khao khát ly hôn cho đến khi đọc lá thư chồng để lại

Tôi khao khát ly hôn cho đến khi đọc lá thư chồng để lại

Tôi là một người phụ nữ cực kỳ nhạy cảm. Tôi khao khát những khoảnh khắc lãng mạn nhưng anh lại hoàn toàn trái ngược...

Mỹ Linh (Theo Independent)