- Chiều 28/4, sau khi khảo sát thực địa tại xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi về hội chứng viêm dày sừng da bàn tay, bàn chân. Tại buổi làm việc, các chuyên gia đã có kết luận ban đầu: Hội chứng viêm dày sừng da bàn tay bàn chân (thường gọi là bệnh lạ) có thể do bị nhiễm độc từ thực phẩm và không có tính lây nhiễm.
Theo ghi nhận mới nhất, đến ngày 28/4, Quảng Ngãi có 177 trường hợp mắc bệnh và 19 trường hợp tử vong. Trong đó có 168/84 hộ gia đình thuộc xã Ba Điền, 6 trường hợp thuộc xã Ba Ngạc, 2 ở Ba Xa, 1 ở Ba Vinh và 1 ở Ba Tô.
Kể từ đầu năm đến nay đã có 76 ca mắc bệnh mới và 29 ca tái phát. Trong thời gian qua, theo chỉ đạo của Bộ Y tế phần lớn bệnh nhân được chuyển vào điều trị tại Bệnh viện Phong- Da liễu Trung ương Quy Hòa.
Hội chứng bệnh diễn biến kéo dài hơn 1 năm, số trường hợp mắc bệnh liên tục tăng, nhiều trường hợp tử vong liên tiếp trong thời điểm gần đây đã gây hoang mang, lo lắng cho người dân trong và ngoài vùng ghi nhận ca bệnh. Nhiều hộ gia đình bỏ làng đi nơi khác, học sinh bỏ học, chuyển trường…vì lo sợ bị nhiễm chứng bệnh này.
Tại buổi làm việc, các đại biểu cũng đã nghe báo cáo của 4 nhóm chuyên gia khảo sát về các vấn đề môi trường, dịch tễ, côn trùng và ký sinh trùng sau thời gian nghiên cứu thực địa. Kết luận ban đầu của chuyên gia các nhóm khảo sát thuộc Bộ Y tế là: “Người mắc hội chứng viêm dày sừng da bàn tay bàn chân rất có thể đã nhiễm độc qua con đường ăn uống và không có tính lây truyền. Virut Ricketsia không phải là tác nhân gây bệnh”.
Các yếu tố nghi ngờ gây ra hội chứng là gạo, nước uống và kim loại nặng hay hóa chất. Qua khảo sát ban đầu cho thấy, trong số 33 hộ dân có người mắc bệnh thì có đến 68% ăn gạo ủ mốc (gạo tự chế biến). Còn khảo sát 44 nhà không có người mắc bệnh thì chỉ có 31% hộ ăn gạo mốc. Nghi vấn tập trung vào quả xá - loại quả dùng để ủ gạo, ủ rượu đặc trưng của đồng bào xã Ba Điền.
Trao đổi với phóng viên ngay tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết tác nhân chính khiến cho hội chứng dày sừng ngày càng bùng phát là do tâm lý của người dân không muốn nằm viện dài ngày để điều trị bệnh tại các cơ sở y tế.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh sẽ điều chỉnh lại phác đồ điều trị một cách hợp lý và hiệu quả, ngay sau khi xác định rõ nguyên căn bệnh có phải là do thực phẩm hay không ?
Để giải quyết tình thế, Bộ trưởng yêu cầu địa phương vận động đồng bào bỏ thói quen ăn gạo ủ mốc và cung cấp một số lượng gạo chất lượng an toàn cho bà con. Ngoài ra cần phải phối hợp phun độc, khử trùng tại khu vực xảy ra bệnh; kết hợp với việc cung cấp đủ nguồn thuốc và điều kiện chữa trị bệnh tốt nhất cho người dân.
Bộ trưởng Bộ y tế nhấn mạnh tìm ra nguyên nhân của hội chứng viêm dày sừng là một thách đố lớn. Do vậy cần có sự phối hợp đồng bộ giữa ngành y tế, địa phương và người dân trong khu vực nhiễm bệnh.
Trước mắt, để giảm các ca tử vong và mắc bệnh mới, người dân nên bổ sung vitamin, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, kiên nhẫn theo điều trị tại các cơ sở y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết thêm, bước tiếp theo ngành y tế sẽ chờ kết quả xét nghiệm cụ thể trong vòng 7-10 ngày tới. Đồng thời tiếp tục cử đoàn gồm 30-50 chuyên gia đầu ngành về dịch tễ, môi trường, da liễu, ký sinh trùng nhằm khảo sát thực địa, quyết tâm tìm ra căn nguyên chính xác của căn bệnh.
• Minh Bảo
Theo ghi nhận mới nhất, đến ngày 28/4, Quảng Ngãi có 177 trường hợp mắc bệnh và 19 trường hợp tử vong. Trong đó có 168/84 hộ gia đình thuộc xã Ba Điền, 6 trường hợp thuộc xã Ba Ngạc, 2 ở Ba Xa, 1 ở Ba Vinh và 1 ở Ba Tô.
Kể từ đầu năm đến nay đã có 76 ca mắc bệnh mới và 29 ca tái phát. Trong thời gian qua, theo chỉ đạo của Bộ Y tế phần lớn bệnh nhân được chuyển vào điều trị tại Bệnh viện Phong- Da liễu Trung ương Quy Hòa.
Đoàn công tác Bộ y tế lấy mẫu tóc của bệnh nhân tại xã Ba Điền, huyện Ba Tơ |
Tại buổi làm việc, các đại biểu cũng đã nghe báo cáo của 4 nhóm chuyên gia khảo sát về các vấn đề môi trường, dịch tễ, côn trùng và ký sinh trùng sau thời gian nghiên cứu thực địa. Kết luận ban đầu của chuyên gia các nhóm khảo sát thuộc Bộ Y tế là: “Người mắc hội chứng viêm dày sừng da bàn tay bàn chân rất có thể đã nhiễm độc qua con đường ăn uống và không có tính lây truyền. Virut Ricketsia không phải là tác nhân gây bệnh”.
Các yếu tố nghi ngờ gây ra hội chứng là gạo, nước uống và kim loại nặng hay hóa chất. Qua khảo sát ban đầu cho thấy, trong số 33 hộ dân có người mắc bệnh thì có đến 68% ăn gạo ủ mốc (gạo tự chế biến). Còn khảo sát 44 nhà không có người mắc bệnh thì chỉ có 31% hộ ăn gạo mốc. Nghi vấn tập trung vào quả xá - loại quả dùng để ủ gạo, ủ rượu đặc trưng của đồng bào xã Ba Điền.
Hội chứng bệnh viêm dày sừng da bàn tay, bàn chân của một bệnh nhân ở xã Ba Điền |
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh sẽ điều chỉnh lại phác đồ điều trị một cách hợp lý và hiệu quả, ngay sau khi xác định rõ nguyên căn bệnh có phải là do thực phẩm hay không ?
Để giải quyết tình thế, Bộ trưởng yêu cầu địa phương vận động đồng bào bỏ thói quen ăn gạo ủ mốc và cung cấp một số lượng gạo chất lượng an toàn cho bà con. Ngoài ra cần phải phối hợp phun độc, khử trùng tại khu vực xảy ra bệnh; kết hợp với việc cung cấp đủ nguồn thuốc và điều kiện chữa trị bệnh tốt nhất cho người dân.
Bộ trưởng Bộ y tế nhấn mạnh tìm ra nguyên nhân của hội chứng viêm dày sừng là một thách đố lớn. Do vậy cần có sự phối hợp đồng bộ giữa ngành y tế, địa phương và người dân trong khu vực nhiễm bệnh.
Trước mắt, để giảm các ca tử vong và mắc bệnh mới, người dân nên bổ sung vitamin, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, kiên nhẫn theo điều trị tại các cơ sở y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết thêm, bước tiếp theo ngành y tế sẽ chờ kết quả xét nghiệm cụ thể trong vòng 7-10 ngày tới. Đồng thời tiếp tục cử đoàn gồm 30-50 chuyên gia đầu ngành về dịch tễ, môi trường, da liễu, ký sinh trùng nhằm khảo sát thực địa, quyết tâm tìm ra căn nguyên chính xác của căn bệnh.
• Minh Bảo