Chen (25 tuổi) là một thư ký. Công việc này đòi hỏi cô thường xuyên phải kiểm tra điện thoại và trả lời các tin nhắn liên quan tới công việc nhanh nhất có thể. Cách đây vài năm, Chen phát hiện ra rằng để độ sáng của màn mình điện thoại ở mức tối đa sẽ giúp cô đọc tin nhắn dễ dàng hơn ngay cả khi đứng dưới ánh nắng chói chang.
Kể cả lúc xem phim bộ trên điện thoại suốt vài tiếng đồng hồ, Chen cũng không hề giảm độ sáng của màn hình. Cô đã duy trì thói quen này cho tới tháng 3 năm ngoái khi mắt cô bắt đầu có những triệu chứng bất thường.
Chen thường thức dậy với đôi mắt đỏ ngầu và bị mờ cả ngày nhưng khi đó cô vẫn chưa đi khám ngay. Thay vào đó, cô quyết định tự điều trị các triệu chứng của mình bằng nước mắt nhân tạo nhưng cũng không hiệu quả lắm. Cho tới 4 tháng sau đó, khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn và bắt đầu thấy đau ở mắt trái, cô mới đi tìm gặp bác sĩ nhãn khoa.
Qua kiểm tra sơ bộ, giáo sư Hong Qiting tại Đại học Khoa học và Công nghệ Pingtung Fuying phát hiện những mạch máu trong mắt của Chen bị tắc và một cuộc kiểm tra sau đó cho thấy có khoảng 500 lỗ nhỏ trên giác mạc trái của cô. Thị giác của cô bị ảnh hưởng bởi những lỗ này vì thể bác sĩ đã quyết định điều trị cho cô bằng steroid. Sau 3 ngày, tình trạng của Chen đã được cải thiện.
Giáo sư Hong nói với Apple Daily rằng màn hình điện thoại của người phụ nữ này có độ sáng khoảng 625 Lumen, cao hơn nhiều so với mức khuyến cáo là 300 Lumen, đồng thời cho biết khi nhìn vào ánh sáng như vậy trong nhiều giờ đồng hồ, đặc biệt là trong phòng tối có thể khiến giác mạc bị cháy, ảnh hưởng tới thị giác. Ông khuyến cáo mọi người nên cài đặt độ sáng màn hình điện thoại ở chế độ tự động hoặc chỉnh ở mức khoảng 250 Lumen.
Sầm Hoa