Mới đây, UBND tỉnh Bình Định ban hành Quy định về công tác văn thư, lưu trữ của tỉnh Bình Định. Trong đó, Bình Định quy định khá cụ thể về việc quản lý con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn.

Thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức được sử dụng để ký số các văn bản điện tử do cơ quan, tổ chức ban hành, và bản sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử.

{keywords}
Bình Định quy định khá cụ thể về việc quản lý thiết bị lưu khóa bí mật (ảnh minh họa).

Điều 32 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP quy định, người làm công tác văn thư chỉ giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức cho người khác khi được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền. Việc bàn giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức phải được lập biên bản.

Bên cạnh thực hiện theo Nghị định số 30, Bình Định cũng quy định, con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức phải để trong tủ có khóa và bảo quản chặt chẽ tại trụ sở của cơ quan, tổ chức.

Trường hợp thiết bị lưu khóa bí mật bị hỏng, văn thư phải báo cáo ngay người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức để xin phép cấp thiết bị lưu khóa bí mật mới theo đúng quy định của pháp luật.

Trước đó trong Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống, thiết bị họp trực tuyến, UBND tỉnh Bình Định cũng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống và giữ bí mật tài khoản truy cập.

H.A.H

Bình Định: Định kỳ đánh giá an toàn thông tin hệ thống họp trực tuyến

Bình Định: Định kỳ đánh giá an toàn thông tin hệ thống họp trực tuyến

Trong Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống, thiết bị họp trực tuyến, UBND tỉnh Bình Định yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống và giữ bí mật tài khoản truy cập.