Theo Bộ TN&MT, các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Cần Thơ đang đối mặt với tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong năm nay xảy ra trên diện rộng.

Lượng mưa và dòng chảy ở thượng nguồn suy giảm, xâm nhập mặn đã xuất hiện từ tháng 12/2019, sớm và sâu hơn so với trung bình nhiều năm, một số nơi tương đương hoặc sâu hơn cùng kỳ năm 2016 (năm xảy ra xâm nhập mặn lịch sử).

Theo dự báo, tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long còn kéo dài và diễn biến phức tạp, khó lường. Về lâu dài, do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, nhất là sự gia tăng khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn, nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn có thể xảy ra thường xuyên và khốc liệt hơn.

Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, tình trạng hạn hán, thiếu nước xảy ra trên phạm vi rộng và trên hầu hết các lưu vực sông xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng ngay từ đầu mùa cạn (tháng 12/2019. Lượng dòng chảy trên các sông phổ biến thiếu hụt từ 40-60%, một số sông thiếu hụt trên 70%, nhiều hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa lớn, quan trọng, lượng nước tích được đầu mùa cạn chỉ từ 40-70%; đặc biệt có hồ chứa chỉ tích được khoảng 15-25%.

Từ đầu mùa khô đến nay đã có 5 đợt xâm nhập mặn tăng cao làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và dân sinh ở đồng bằng sông Cửu Long. Chiều sâu xâm nhập mặn (4g/l) sâu nhất tính đến ngày 30/3 ở cửa sông Cửu Long đã sâu hơn năm 2016 từ 3-7km; các sông Vàm Cỏ (Long An), Cái Lớn (Kiên Giang) ở mức thấp hơn từ 4-15km.

Để đối phó với khả năng thiếu nước từ tháng 5 đến tháng 8 tới, Bộ TN&MT sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường, nâng cao độ chính xác trong công tác dự báo, cảnh báo các hiện tượng cực đoan, đặc biệt là hạn hán, xâm nhập mặn; giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước và giám sát việc vận hành các hồ chứa cấp nước cho hạ du, kịp thời chỉ đạo các hồ chứa lớn, quan trọng trên các lưu vực sông điều chỉnh vận hành phù hợp với tình hình thực tế hạn hán; tìm kiếm thăm dò nguồn nước dưới đất để có thể cung cấp cho các vùng khan hiếm nước.

Bên cạnh đó, Bộ xây dựng quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Mã, Cả, Hương, Vu Gia – Thu Bồn, Sê San, SrePok.., trong đó sẽ tập trung xây dựng các kịch bản, phương án điều hòa, phân bổ nguồn nước trong điều kiện xảy ra hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng.hạn

Hạn mặn khốc liệt, lúa chết non, khắp miền Tây mang can đi thồ nước

Hạn mặn khốc liệt, lúa chết non, khắp miền Tây mang can đi thồ nước

Người thiếu nước uống. Lúa thiếu nước tưới. Đất đai khô cằn, hạn mặn bủa vây các tỉnh miền Tây ngày càng khốc liệt.

Thái Bình