Ngày 8/7, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo truy tố Onur Aksoy tội danh bán thiết bị Cisco giả mạo thông qua nhiều cửa hàng trực tuyến. Aksoy bị cáo buộc bán hàng trăm ngàn thiết bị Cisco nhái, xuất xứ từ Trung Quốc và Hong Kong. Sau đó, hắn thành lập ít nhất 19 doanh nghiệp tại New Jersey và Florida để bán lại phần cứng trên các trang thương mại điện tử.

{keywords}
Một trong các gian hàng bán thiết bị Cisco nhái của Aksoy. (Ảnh: PCmag)

Công việc này được cho là mang về hơn 100 triệu USD doanh thu và bản thân Aksoy cũng nhận được hàng triệu USD. Thiết bị Cisco mà Aksoy bán thường là các mẫu đời cũ, thấp cấp, sau đó những kẻ làm giả sẽ “mông má” lại khiến chúng trông như các mẫu mới hoặc đắt tiền hơn.

Theo Bộ Tư pháp, các đối tượng thường bổ sung phần mềm Cisco lậu và các linh kiện kém chất lượng, không ủy quyền, không đáng tin cậy, trong đó có những linh kiện nhằm chống lại các biện pháp công nghệ kiểm tra việc tuân thủ giấy phép phần mềm, xác thực phần cứng của Cisco. Ngoài ra, sản phẩm giả mạo còn được đóng gói với nhãn, hộp và tài liệu giống như thật.

Tuy nhiên, nhiều khách hàng sau đó mới nhận ra đã mua phải hàng lỗi. Thông thường, chúng sẽ bị hỏng hoặc trục trặc, gây thiệt hại nghiêm trọng cho mạng lưới và vận hành của người dùng, trong một số trường hợp, khiến họ tổn thất hàng chục ngàn USD. Khách hàng của Aksoy bao gồm bệnh viện, trường học, cơ quan chính phủ, quân đội.

Theo đơn khiếu nại hình sự của Mỹ, Aksoy hoạt động sớm nhất từ năm 2013. Hắn mua thiết bị nhái với giá thấp hơn từ 95% đến 98% giá thiết bị chính hãng. Người dùng Amazon và eBay đã trình vô số khiếu nại, buộc hai nền tảng phải tạm dừng hoặc hủy bỏ cửa hàng bán hàng giả. Nhưng Aksoy liên tục quay trở lại và tạo ra các cửa hàng mới, dùng tên khác nhau từ năm 2014 đến 2020.

Cisco cũng nhận thức được đường dây giả mạo của Aksoy. Từ năm 2014 đến 2019, công ty gửi 7 lá thư tới Aksoy, yêu cầu hắn chấm dứt trò lừa bán hàng giả.

Du Lam (Theo Pcmag)

Xóa ngay 4 ứng dụng Android này nếu không muốn bị ‘cháy túi’

Xóa ngay 4 ứng dụng Android này nếu không muốn bị ‘cháy túi’

Hơn 100.000 người dùng Android đã tải về 4 ứng dụng độc hại, chứa mã độc Joker có khả năng đăng ký các dịch vụ tính phí ‘cắt cổ’ hàng tháng mà không hay biết.