Cháo dinh dưỡng không đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm đang được bày bán tràn lan ở các quán ăn vỉa hè Hà Nội, TPHCM.

Chế biến từ thực phẩm không nguồn gốc

Ở khu vực gần nhiều trường mầm non và một số bệnh viên, vào buổi sáng, trưa, chiều hằng ngày, các cửa hàng cháo “dinh dưỡng” lại mọc lên như nấm. Không chỉ các quán vỉa hè mà nhiều quầy cháo di động cũng được tư thương chở đến phục vụ các thượng đế "nhí".

Cháo cũng đủ loại: cháo thịt lợn, thịt bò, cháo cá, gà, lươn, cua, ếch, thập cẩm, rau, đậu, ngũ cốc… Khách hàng có nhu cầu loại cháo gì người bán sẽ lấy loại thực phẩm đó, cho vào cháo trắng và đun lại cho khách. Giá các loại cháo dinh dưỡng này giao động trừ 7000- 12000 đồng/ gói. Nhiều khách hàng thấy tiện lợi lại có nhiều loại cháo để chọn, nghĩ rằng có thể đảm bảo dinh dưỡng nên đã mua về cho con mình.

Tại cổng Bệnh viện Nhi Trung ương, đếm sơ sơ cũng có tới gần chục cửa hàng cháo đều gắn mác “dinh dưỡng”, trong đó có cháo thương hiệu (do các hãng có tên tuổi sản xuất) và cháo không thương hiệu (do tư thương tự chế biến).

{keywords}

Mục sở thị một quán cháo có ghi rõ thực đơn cách cổng bệnh viện chừng 20m. Với biển hiệu cháo dinh dưỡng cao cấp, cũng chỉ có một quầy hàng nho nhỏ. Dù được quảng cáo là một hãng cháo có tiếng dành cho trẻ em với đủ loại cháo dinh dưỡng khác nhau, nhưng khi được hỏi cửa hàng đã được cấp giấy chứng nhận về VSATTP chưa thì người bán hàng nói: "Cơ sở chị đang làm...". Những bát nhựa nhỏ đựng thức ăn đã xay nhuyễn, nhìn qua khó lòng phân biệt đó là những thức ăn gì nếu chủ quán không tự giới thiệu đâu là ruốc lươn, tim xay, thịt xay sẵn, rau cải, bí đỏ...

Khi khách có nhu cầu loại cháo gì, bà chủ cho cháo trắng vào chiếc nồi nhỏ, lấy loại thịt phù hợp rồi quấy lại trên một chiếc bếp ga nhỏ nhầy nhụa mỡ và váng bẩn. Cháo chế biến xong sẽ được đựng trong túi nilong màu trắng, mỏng, loại túi các bà bán hàng ngoài chợ thường dùng gói đồ để “đóng gói” cháo cho mọi người mang về.

Hỏi bà chủ về nguồn gốc các loại thực phẩm dùng để chế biến cháo thì được biết: Tất cả đều được bà mua ngoài chợ, vì vậy không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc thực phẩm

Tại một số trường mầm non như: Linh Đàm, Thanh Xuân, Định Công, Kim Mã Thượng, Trung Tự… cháo dinh dưỡng còn được bán lưu động trên các xe đẩy phía trước cổng, tại đây cháo dinh dưỡng được đóng gói sẵn bằng bọc nilong 300g với giá 7000 đồng/gói, bao bì chỉ ghi các thành phần như gạo, nước xương, thịt heo, bí đỏ... chứ không ghi bất kỳ loại hóa chất nào, cũng không có hạn sử dụng.

Nhìn những món cháo được quảng cáo là cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ em, người mua chỉ biết tin vậy nhưng thực tế chất lượng của các loại cháo này đến đâu thì không cơ quan nào kiểm định... Liệu cháo dinh dưỡng có thật sự đủ dinh dưỡng

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm cho trẻ nhỏ

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ sau khi ăn cháo bán sẵn phải nhập viện trong tình trạng ói mửa, tiêu chảy. Trẻ nhập viện đến từ nhiều tỉnh, như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam...

Các bác sĩ ở đây cho biết, thực tế có không ít trẻ ăn cháo dinh dưỡng trong thời gian dài đã xuất hiện dấu hiệu suy dinh dưỡng, có bé còn ngày càng tỏ ra biếng ăn. Khi trẻ em trong độ tuổi ăn dặm (từ 6 đến 24 tháng tuổi), nếu thường xuyên cho trẻ ăn cháo dinh dưỡng bán sẵn rất dễ bị suy dinh dưỡng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cháo dinh dưỡng dành cho trẻ em được bán tràn lan nhưng cho đến nay vẫn chưa có cơ quan nào kiểm định rõ ràng chất lượng của nó. Bỏ trống quản lý với mựt hàng này khiến những loại cháo được coi là “dinh dưỡng” nhưng vẫn mù mờ về chất lượng, sự an toàn…

{keywords}

Tiến sĩ Lê Bảo Khanh, Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường, Viện Dinh dưỡng quốc gia, xác nhận, chưa có cơ sở sản xuất cháo dinh dưỡng nào đến Viện Dinh dưỡng để đề nghị tư vấn và kiểm định hàm lượng dinh dưỡng, chất đạm. Cũng chưa có loại cháo nào được các cơ quan chức năng xác nhận thành phần thực.

Hầu hết, các cơ sở tự quảng cáo, tự công bố chất lượng trên bao bì. Vì thế, nếu các bà mẹ lười chế biến, mua sẵn cháo dinh dưỡng cho con ăn thường xuyên mà không bổ sung các nguồn thực phẩm khác thì chắc chắn không thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Cũng theo ông Khanh, một loại cháo được gọi dinh dưỡng thì phải tính toán đủ và cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng tùy theo lứa tuổi của trẻ. Vì thế, nó phải được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi các cơ quan có chuyên môn trước khi đưa ra thị trường. Các bà mẹ không nên vì tiện lợi mà lạm dụng các loại cháo này vì có thể sẽ không đảm bảo dinh dưỡng cho bé, thậm chí còn bị ngộ độc thực phẩm, rất có hại cho trẻ nhỏ. Trong khi đó, việc chế biến cháo ra sao vẫn là “bí mật” của nhà sản xuất.

Liên quan việc một số nhà sản xuất sử dụng natri benzoat vào cháo dinh dưỡng tại TP.HCM, ông Đỗ Hữu Tuấn - trưởng phòng khoa học tiêu chuẩn, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết quy định hiện nay là nhà sản xuất sử dụng loại phụ gia nào vào sản phẩm phải công bố rõ trên nhãn hàng.

Với thực phẩm cho trẻ em, nguyên tắc chung là càng tự nhiên càng tốt, thực phẩm dành cho trẻ em cũng được quản lý chặt hơn thực phẩm bình thường, do trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng.

(Theo VietQ)