Tại sao cần bảo dưỡng xe định kỳ?

{keywords}
Bảo dưỡng xe máy định kỳ 4 tháng/lần. Ảnh: Yamaha

Không chỉ xe máy mới sử dụng cần bảo dưỡng định kỳ theo lời khuyên của nhà sản xuất mà việc này cũng rất quan trọng với xe đã qua sử dụng.

Với xe đã sử dụng, các chi tiết máy đã cũ và thường bị hao mòn, hỏng hóc bất kỳ lúc nào, vì vậy, người dùng phải kiểm tra, bảo dưỡng xe máy định kỳ để phát hiện và sửa chữa kịp thời giúp xe luôn vận hành bền bỉ, an toàn.

Việc bảo dưỡng định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất sẽ giúp tăng tuổi thọ sử dụng xe. Các hoạt động bảo trì gồm thay dầu, bảo dưỡng chế hoà khí, rửa bầu lọc khí, chỉnh chế độ nhiên liệu, vệ sinh bugi, điều chỉnh côn, đổ thêm nước nạp ắc quy…Khi bảo dưỡng xe định kỳ, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra, vệ sinh, tra nhớt để các chi tiết hoạt động trong điều kiện tốt nhất. Ngoài ra, có thể kịp thời phát hiện và thay thế chi tiết bị hư hỏng để không ảnh hưởng đến các chi tiết liên quan, qua đó tăng tuổi thọ của xe, tiết kiệm chi phí sửa chữa.

Do xe máy là phương tiện di chuyển thường xuyên của nhiều người nên cần thay thế dịnh kỳ một số chi tiết như lốp, má phanh, nhông xích, cổ phốt….để đảm bảo an toàn.

Người dùng nên thường xuyên kiểm tra để chiếc xe luôn được chăm sóc và trong trạng thái tốt nhất, giúp giữ giá trị của xe khi chuyển nhượng.

Khi nào nên bảo dưỡng xe máy?

Theo lời khuyên của nhiều thợ sửa xe, trong điều kiện sử dụng ở Việt Nam, xe máy nên được bảo dưỡng định kỳ 3 - 4 tháng/lần hoặc tùy tình trạng sử dụng. Điều này có thể giúp đảm bảo an toàn, tránh những bệnh lặt vặt khi đi xe.

Ngoài ra, mỗi loại phụ tùng, chi tiết có lịch bảo dưỡng riêng theo số kilomet quy định mà người dùng cần lưu ý và ghi nhớ. Chẳng hạn việc thay dầu xe, dầu lab (với xe ga), nước làm mát,…

Theo quy trình được một số đại lý xe máy chia sẻ, bảo dưỡng xe máy được thực hiện đối với phần khung sườn, phần động cơ và hệ thống truyền lực.

Cụ thể, ở phần khung sườn: kiểm tra vành xe, nan hoa, bảo dưỡng cổ phuốc, bảo dưỡng giảm xóc trước/ sau, bảo dưỡng phanh trước, bảo dưỡng các loại dây cáp, bôi trơn những chi tiết chuyển động, bảo dưỡng tra dầu tay ga cũng như dây ga.

Phần động cơ: bảo dưỡng chế hoà khí, rửa bầu lọc khí, chỉnh chế độ nhiên liệu, vệ sinh bugi, căn chỉnh xúp páp, điều chỉnh côn, đổ thêm nước nạp ắc quy, (kiểm tra) thay dầu máy. Đối với xe phun xăng điện tử, cần kiểm tra và vệ sinh vòi phun, kiểm tra/thay thế lọc bơm xăng (nếu cần), kiểm tra hoạt động các cảm biến, chi tiết trong hệ thống phụ xăng.

Hệ thống truyền lực: bảo dưỡng nhông xích tải, bảo dưỡng phanh sau, tra mỡ trục càng sau, kiểm tra cần khởi động, giàn để chân, siết lại toàn bộ ốc trên hệ thống khung xe và công đoạn cuối cùng là rửa xe. 

Hoàng Nam (Tổng hợp)

Bảo vệ động cơ ô tô đúng cách như thế nào?

Bảo vệ động cơ ô tô đúng cách như thế nào?

Ô tô giờ đây đang là phương tiện di chuyển hàng ngày của nhiều gia đình, nhưng không ít người vẫn duy trì những thói quen sử dụng có thể gây hại hoặc chưa biết bảo vệ động cơ đúng cách.

Kinh nghiệm đạp ga “chuẩn” giúp tiết kiệm xăng

Kinh nghiệm đạp ga “chuẩn” giúp tiết kiệm xăng

Đạp chân ga không đúng cách không chỉ ảnh hưởng đến sự vận hành bền bỉ của xe, mà còn khiến hao tốn lượng nhiên liệu sử dụng. Vậy đạp ga như thế nào “chuẩn” giúp tiết kiệm xăng?