Cách đây 12 ngày, Thóc đóng cửa phòng khóc đến gần sáng vì đứa bạn thân của nó vĩnh biệt. Cô bé để lại lời nhắn là hy vọng những người nó yêu thương sẽ có cuộc sống tiếp theo tốt đẹp. Cô bé đó ở Nam Phi, và mình ko có liên hệ của gia đình để hỏi thăm.

Thóc suy sụp và ân hận. Nó khổ tâm vì những chuyện nhỏ bé như chưa từng hỏi bạn nó thích hoa gì, màu gì, nhạc gì, và nó còn chưa kịp hát cho bạn nghe như lời hứa…

Những người ở lại không giải thích được vì sao những đứa trẻ lại nghĩ dại và cùng quẫn như thế? Sao chúng không chia sẻ với bố mẹ và những người thân yêu trước khi chuyện kinh khủng ấy xảy ra?

{keywords}
Khu vực phát hiện thi thể nam sinh viên quê Bình Định tự tử trên sông Sài Gòn.

Sao chúng không cho gia đình 1 cơ hội được biết chúng tuyệt vọng thế nào, để những người thân còn kịp ôm giữ chúng lại cuộc đời này?

Đau khổ luôn là một bí mật. Và lý do để một đứa trẻ thấy cùng đường, nếu từ nguyên do trầm cảm thì thật sự phi lý đến tận chân trời - nếu xét theo lý trí của người lớn.

Cô đơn của 1 đứa trẻ không theo hiểu biết của người lớn.

Nỗi buồn và tổn thương của 1 đứa trẻ không theo định nghĩa của người lớn.

Bế tắc của một đứa trẻ không theo quan niệm của người lớn.

Đúng/ Sai của một đứa trẻ tuổi nghĩ dại không theo đạo đức của người lớn.

Và đáng sợ nhất, là chúng đóng mình lại trước bố mẹ. Câm nín như phiến đá. Và những người bố mẹ dù thương đứt ruột, mày mò tuyệt vọng cũng không tìm được chìa khoá để Vừng ơi mở ra…

Với nhiều gia đình, việc con được trở lại trường học là một cứu cánh. Đứa trẻ không có bạn, không có cộng đồng của nó, nhốt mình trong ngôi nhà không có giao tiếp kết nối với bên ngoài, quanh quẩn ngày qua ngày giữa 4 bức tường (kể cả nhà rộng) - đó chắc chắn là 1 hoàn cảnh thuận lợi để phát sinh trầm cảm, sang chấn tâm lý.

Nghĩ lại con mình, đến gần giữa học kỳ 2 mới được gặp mặt thầy cô và những bạn cùng lớp. Trước đó là nghỉ hè. Trước nghỉ hè cũng là nửa năm học ở nhà. Nghĩa là cộng lại, suốt 2 năm nay số ngày nó được đến trường chỉ lốm đốm so với đằng đẵng những ngày tháng bị giam nhốt.

Tầm này thì nói thật, chẳng cần điểm số, học giỏi, thậm chí chẳng cần chữ nghĩa nữa. Chỉ cần con được đi học, để có bạn, có cộng đồng của nó, để dứt khỏi thiết bị điện tử, và dứt khỏi suy nghĩ u ám đặc trưng của nhóm người không có giao tiếp…

Trẻ con phải được trở lại trường học, điều đầu tiên không phải vì kiến thức. Mà vì đó là cuộc sống của chúng, xã hội của chúng. Con người khi bị thất lạc khỏi xã hội, khó ai đứng vững và có tâm trí được bình thường.

Cuộc sống chúng ta đã vĩnh viễn thay đổi, từ thang giá trị sống, đến trải nghiệm hạnh phúc - kể từ khi Covid đến với Loài Người như một nhắn gửi từ Bà Mẹ tự nhiên.

Kiếp người có thể được bắt đầu một cách chủ động, nhưng thương thay game over lúc nào và như thế nào thì luôn là một bí mật bị động với chính họ.

Nguyễn Quỳnh Hương

Người đàn ông vớt nam sinh trên sông Sài Gòn: Cháu trẻ quá, rất xót xa

Người đàn ông vớt nam sinh trên sông Sài Gòn: Cháu trẻ quá, rất xót xa

Phát hiện xác nam sinh, ông Chúc ra sông, dùng dây cố định, đưa thi thể vào bờ. Lúc này, chiếc ba lô trên lưng nạn nhân vướng vào chướng ngại vật khiến việc trục vớt gặp khó khăn.