Trong vòng một tháng, hai đại gia của kinh tế thế giới là Mỹ và Nhật đồng loạt bị hạ xếp hạng tín dụng. Nhưng phản ứng của các nhà đầu tư và chuyên gia kinh tế với hai sự kiện này hoàn toàn khác nhau.

CÁC TIN LIÊN QUAN:

Các nhà đầu tư dường như bình thản trước quyết định của Moody hạ mức tín dụng của Nhật Bản hôm 23/8, trái ngược với khi S&P hạ mức tín dụng của Mỹ xuống AA+ vào ngày 5/8. Khi Mỹ đón "tin dữ"từ các nhà đầu tư lão làng như Warren Buffet, đến các chuyên gia kinh tế như Paul Krugman đều nhảy vào chì chiết hành động của S&P. Đỉnh điểm là chủ tịch của S&P, Deven Sharma, sẽ phải từ chức vào cuối tháng tới và ra đi khỏi S&P vào cuối năm nay.

Mỹ bị hạ xếp hạng tín dụng: Cả thế giới xôn xao

Khi quyết định hạ mức tín dụng của Mỹ hôm 5/8, S&P nêu lên quan ngại về tương lai của nền kinh tế này. Tuy nhiên, theo Maruyama, tình trạng tài chính nước Mỹ đang có những diễn biến đáng lo ngại, nhưng nước Mỹ vẫn chưa mất đi vị trí thống trị trong giới đầu tư. Tương tự như vậy, Nhật vẫn có tiềm năng rất lớn thu hút các nhà đầu tư trong nước và giải quyết vấn đề nợ, nghĩa là dù tình hình tài chính của Nhật đang xấu đi, Nhật vẫn là nền kinh tế khó mà sụp đổ.

Quyết định của S&P hạ mức tín dụng Mỹ, với những dự báo đầy quan ngại, lại thu hút nhiều sự chú ý tới vậy, là bởi người ta lo lắng tới "nhân vật chủ chốt" của nền tài chính toàn cầu. Nhưng dù S&P tuyên bố nước Mỹ ít đáng tin cậy hơn, các nhà đầu tư vẫn mạnh dạn đầu tư vào trái phiếu. Cổ phiếu S&P500 Index ở thị trường Mỹ dao động ít nhất 4.6% trong tuần qua. Vàng tăng 5%.

Tuy nhiên, S&P cho biết sự khác biệt không làm thay đổi quyết định của họ, và nói thêm họ quyết định vậy là bởi chính phủ Mỹ đang trở nên "ít ổn định, ít có hiểu quả và khó dự đoán hơn".

Ngay lập tức, chính phủ và giới đầu tư Mỹ phản ứng. Một trong những nhà đầu tư được coi là thành công nhất trên thế giới, Warren Buffett, tuyên bố Mỹ đáng ra nên ở mức "bốn chữ A". Chủ tịch của Bershire Hathaway - có trụ sở tại Omaha, Nebraska, lại cho rằng quyết định trên chẳng nói lên điều gì về khả năng chi trả nợ của nước Mỹ.

Các nhà đầu tư dường như bình thản trước quyết định của Moody hạ mức tín dụng của Nhật Bản hôm 23/8, trái ngược với khi S&P hạ mức tín dụng của Mỹ xuống AA+ hồi đầu tháng 8.
Nhật rớt hạng tín dụng: Chuyện "tất -lẽ - dĩ -ngẫu"?

Bình thản là thái độ của các nhà đầu tư khi đón nhận 'tin dữ' Moody hạ xếp hạng tín dụng của Nhật hôm 23/8 vừa qua.

Lợi tức từ trái phiếu 10 năm của chính phủ Nhật vẫn không thay đổi đáng kể; và tỷ giá đồng Yên so với USD cũng không có biến động mạnh sau sự kiện hạ mức tín dụng. Tuy nhiên, chỉ ngay sau khi S&P quyết định hạ mức tín dụng của Mỹ xuống AA+, thị trường cổ phiếu đã phản ứng ngay lập tứng - với giá trị cổ phiếu toàn cầu bất ngờ sụt giảm 7.6 nghìn tỷ đô la chỉ trong 1 tuần từ 5/8 đến 12/8 (theo thống kê của Bloomberg)

Như vậy, có thể thấy rằng động thái của Moody hoàn toàn không gây ngạc nhiên đối với các nhà phân tích, bởi giới chức Nhật Bản vẫn chưa đưa ra bất cứ phương án hữu ích nào cho vấn đề nợ quốc gia - dẫn lời Yoshimasa Maruyama, nhà kinh tế học của Itochu Corp. ở Tokyo. Nhật Bản hiện đang là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Điều khác biệt giữa Moody và S&P là ở chỗ cơ quan này (bên cạnh việc vẫn giữ mức AAA cho Mỹ) đã xem xét tới yếu tố khả năng tận dụng các nhà đầu tư của một quốc gia khi xếp hạng - và khả năng này, theo họ, còn đáng giá hơn mức độ nợ nần của quốc gia đó.

Theo cơ quan Moody, lý do hạ mức tín dụng của Nhật là triển vọng phát triển kinh tế không lạc quan, những sự thay đổi thường xuyên trong nội các khiến cho Nhật khó thực hiện những kế hoạch dài hạn, và tình trạng nợ công gia tăng kể từ khủng hoảng kinh tế năm 2009. Tuy nhiên, Moody vẫn cho rằng trong tương lai Nhật sẽ vẫn ổn định, và quốc gia này sẽ có lợi rất nhiều từ chi phí huy động vốn thấp.

Các chuyên gia kinh tế của Goldman Sachs Group, bao gồm cả chuyên gia Naohiko Baba, cho rằng "Tình trạng tài chính và nợ công của Nhật hiện khá rõ ràng với tất cả mọi người". Do đó, việc Moody hạ mức tín dụng không nằm ngoài dự đoán của giới đầu tư.

Tuy vậy, một số chỉ số tài chính của Nhật cũng sụt giảm, như Markit iTraxx Japan index giảm 7 điểm còn 153, theo Deutsche Bank. Đó là tỷ lệ lớn nhất kể từ tháng 6/2010.

Moody vào tháng 5 vừa qua cũng có bài bình luận về tình hình tài chính Nhật, và kêu gọi chính phủ tiến hành các biện pháp hữu ích nhằm thu hẹp khó khăn. S&P vào tháng 1 cũng đã hạ Nhật xuống mức tín dụng AA- (tương đương với mức tín dụng hiện hành mà Moody xếp hạng) và cũng cho rằng Nhật cần cắt giảm chi tiêu hơn nữa. Fitch Ratings hiện cũng đã xếp hạng tín dụng Nhật ở mức AA-

Còn ở thị trường Nhật, dù có những lo ngại từ các phản ứng hậu quyết định của S&P ở Mỹ, thị trường ít có biến động. Chỉ số Nikkei 225 giảm 0.1% vào 13h44 phút chiều cùng ngày. Nhiều chuyên gia tài chính bày tỏ quan điểm "tảng lờ hành động của Moody". Chuyên gia tài chính Taketoshi Tsuchiya của Barclays Capital Japan Ltd còn chia sẻ: "Liệu bạn có muốn bán thứ đang được đánh giá ở mức AA nhưng có triển vọng phát triển ổn định?".

Thủ tướng Naoto Kan không có phản ứng gì trước thông báo của Moody's, còn bộ trưởng Tài chính Yoshihiko Noda từ chối đưa ra ý kiến với báo giới. Ngược lại, chính phủ Obama lại chỉ trích động thái của S&P, còn bộ Tài chính Mỹ tuyên bố hãng xếp hạng tín dụng này đã tính sai mức độ thâm hụt ngân sách Mỹ tận 2 nghìn tỷ đô la.

Tuy nhiên, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden dự đoán Mỹ và Nhật đều sẽ vượt qua được khó khăn. Ông bày tỏ sự thông cảm với Nhật khi vẫn đang phải khôi phục đất nước sau thảm họa động đất sóng thần, và cho biết ông tin tưởng cả hai nước sẽ sớm vượt qua những thách thức để phục hồi đà tăng trưởng kinh tế.

Hoàng Nguyễn (Tổng hợp Reuters, Bloomberg)