Thớt là vật dụng không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình và chúng có một công dụng duy nhất là làm mặt đế để cắt, thái đồ ăn. 

Thớt phổ biến đến vậy nên rất nhiều người sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi biết bao lâu nay mình vẫn chưa sử dụng đúng cách.

Hỏi thật, đã bao giờ bạn ngắm nghía chiếc thớt của mình và tự hỏi rằng, cái lỗ mà 100 người với 101 người dùng để treo nó lên kia còn có công dụng gì khác không?

{keywords}
 

Trên thực tế cấu tạo đặc biệt này ra đời lại phục vụ cho một mục đích hoàn toàn khác.

Bình thường, khi thái đồ ăn, đặc biệt là khi thái thành những miếng nhỏ, bạn sẽ ít nhiều gặp khó khăn khi dồn thành phẩm vào bát hay đĩa. 

Thực phẩm dễ rơi rớt ra ngoài và bạn sẽ phải rửa lại, nhặt lại vô cùng mất thời gian. Nếu bốc tay, nhất là với những đồ ăn chín thì khả năng nhiễm khuẩn từ tay lại vô cùng cao, chưa kể mất vệ sinh nữa.

{keywords}
 

Do đó, cách làm đúng là bạn dùng dao vừa thái xong, dồn đồ ăn qua chiếc lỗ để chúng rơi xuống khay hay bát đĩa phía dưới một cách dễ dàng.

Phương pháp này áp dụng tuyệt hay với những loại thực phẩm được thái hạt lựu hay thịt băm. 

{keywords}
 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng lỗ nhỏ này để gạt những mẩu vụn, vỏ và các mảnh thừa khi sơ chế rau củ xuống phía thùng rác bên dưới.

Ngoài ra, khi dùng thớt, bạn cũng nên lưu ý:

- Sử dụng thớt dành riêng cho đồ sống và đồ chín, không dùng lẫn 2 loại bởi vi khuẩn từ đồ sống sẽ nhiễm vào những loại đồ ăn chín, dễ gây tiêu chảy. 

- Luôn giữ thớt thật khô để tránh nấm mốc, nhất là với những loại thớt gỗ. 

- Nếu thớt quá cũ, nhiều vết lõm thì nên thay thớt khác để đảm bảo vệ sinh.

(Theo Báo dân sinh)