- Câu chuyện xăng tăng, giá tăng được hai chàng giảng viên 9X Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội ví von qua so sánh giá của bạn nam 500 đồng, còn giá bạn nữ là 1.000 đồng, với những kết hợp thú vị.
Đồng tiền nhỏ, bài học lớn
Nhiều học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội tham gia buổi tọa đàm Khi tôi 18 do Thành Đoàn Hà Nội tổ chức cuối tuần qua vẫn chưa thể quên bài thuyết trình về “sự quý giá của việc trang bị kĩ năng sống” của Trung Nam và Hoàng Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội.
Khác với các bài tham luận trên giấy có phần khô khan, hai chàng trai đã khiến cho căn phòng nhỏ trở nên sôi động với phần trò chơi thú vị.
Ví dụ về chuyện xăng tăng giá tăng, đời sống khó khăn được hai bạn ví von qua câu chuyện đi chợ với những tờ tiền nhỏ.
Các bạn nam được ấn định với giá 500 đồng/người, các bạn nữ sẽ có mệnh giá là 1.000 đồng. Khi gọi số tiền bao nhiêu (ví dụ “tôi cần 10.000 đồng, 3.000 đồng”) các bạn nam và nữ sẽ phải tìm tới nhau, tạo được số tiền đúng theo yêu cầu rằng nhóm có thể không có nam, nhưng phải có nữ.
Qua những lần chơi vui vẻ, đã có các bạn nam được nhận và bị loại ra khỏi nhóm. Từ chuyện này, hai bạn đưa ra chia sẻ: trong giai đoạn nào cũng vậy, đặc biệt thời kỳ lạm phát, đồng tiền dù nhỏ bé cũng quý giá, cần phải tiết kiệm, thêm vào hay bớt đi dù chỉ là 500 đồng cũng cần được cân nhắc.
Từ câu chuyện trên Trung Nam, Hoàng Nam tiếp tục mang đến cho mọi người so sánh về trí tuệ, kĩ năng làm việc nhóm khi thường 1 người VN nếu đứng 1 mình có thể giỏi hơn 1 người Nhật Bản, nhưng 3 người VN cùng đứng cạnh nhau chắc hẳn sẽ kém hơn 3 người Nhật Bản.
Và hai bạn kết luận: “Đơn giản vì người Nhật biết lo cho nhau, kĩ năng làm việc nhóm tốt hơn chúng ta”.
Phần thuyết trình của Hoàng Nam và Trung Nam khiến cho thậm chí cả anh Phạm Văn Công, Phó Ban thanh niên-trường học Thành đoàn Hà Nội cũng gật gù thích thú.
Thay đổi bản thân từ ngày biết làm việc nhóm
Cùng sinh ngày 15/3, cùng là năm sinh 1993, đều tên là Nam và chàng nào cũng “bốn mắt” (tức phải đeo kính cận), hiện là người giảng gạo cội của khóa học teamwork (làm việc nhóm) do Đoàn trường THPT Chu Văn tổ chức, thế nên “cặp bài trùng” này được mọi người gọi là “song Nam”.
Hoàng Trung Nam hiện là học sinh lớp 12B7, Nguyễn Hoàng Nam hiện học lớp 12A2. Cả hai cùng tham gia khóa học tại trường cách đây 2 năm.
Ở khóa học, hai bạn được học cách tin tưởng nhau thông qua những tình huống éo le, đòi hỏi sự đoàn kết như “khi Trái Đất này chết hết, chỉ còn lại đội em, muốn thoát ra, mọi người cần phải đồng lòng”.
Hoàng Nam tâm sự: “Thế hệ 9X như bọn em, nhiều bạn do được sống cuộc sống vật chất tốt hơn nên thành ra ích kỷ, nhưng lại thiếu kĩ năng sống".
Với Trung Nam: “Từ ngày tham gia lớp học, em đã có những thay đổi lớn. Trước em ngại hoạt động, ngại tham gia các chương trình, kể cả việc đi học khóa học teamwork cũng là ép buộc từ trên xuống.
Năm lớp 10 em làm Bí thư đoàn, rất nhiều áp lực đã có ý định thoái thác. Nhưng khi tham gia khóa học em đã học được cách sắp xếp thời gian, công việc, biết chia sẻ, tìm hiểu tâm tư mọi người. Và em đã không thoái thác công việc bí thư.
Chia sẻ về ước mơ trong tương lai Trung Nam cho biết mình muốn được làm nghề báo và sẽ thi Học viện Báo chí – Tuyên truyền. Còn Hoàng Nam từ nhỏ luôn mong ước được thay đổi, em muốn làm nghề quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện và sẽ thi vào ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Đồng tiền nhỏ, bài học lớn
|
Từ trái qua phải: Trung Nam và Hoàng Nam. |
Khác với các bài tham luận trên giấy có phần khô khan, hai chàng trai đã khiến cho căn phòng nhỏ trở nên sôi động với phần trò chơi thú vị.
Ví dụ về chuyện xăng tăng giá tăng, đời sống khó khăn được hai bạn ví von qua câu chuyện đi chợ với những tờ tiền nhỏ.
Các bạn nam được ấn định với giá 500 đồng/người, các bạn nữ sẽ có mệnh giá là 1.000 đồng. Khi gọi số tiền bao nhiêu (ví dụ “tôi cần 10.000 đồng, 3.000 đồng”) các bạn nam và nữ sẽ phải tìm tới nhau, tạo được số tiền đúng theo yêu cầu rằng nhóm có thể không có nam, nhưng phải có nữ.
Qua những lần chơi vui vẻ, đã có các bạn nam được nhận và bị loại ra khỏi nhóm. Từ chuyện này, hai bạn đưa ra chia sẻ: trong giai đoạn nào cũng vậy, đặc biệt thời kỳ lạm phát, đồng tiền dù nhỏ bé cũng quý giá, cần phải tiết kiệm, thêm vào hay bớt đi dù chỉ là 500 đồng cũng cần được cân nhắc.
Từ câu chuyện trên Trung Nam, Hoàng Nam tiếp tục mang đến cho mọi người so sánh về trí tuệ, kĩ năng làm việc nhóm khi thường 1 người VN nếu đứng 1 mình có thể giỏi hơn 1 người Nhật Bản, nhưng 3 người VN cùng đứng cạnh nhau chắc hẳn sẽ kém hơn 3 người Nhật Bản.
Và hai bạn kết luận: “Đơn giản vì người Nhật biết lo cho nhau, kĩ năng làm việc nhóm tốt hơn chúng ta”.
Phần thuyết trình của Hoàng Nam và Trung Nam khiến cho thậm chí cả anh Phạm Văn Công, Phó Ban thanh niên-trường học Thành đoàn Hà Nội cũng gật gù thích thú.
Thay đổi bản thân từ ngày biết làm việc nhóm
Cùng sinh ngày 15/3, cùng là năm sinh 1993, đều tên là Nam và chàng nào cũng “bốn mắt” (tức phải đeo kính cận), hiện là người giảng gạo cội của khóa học teamwork (làm việc nhóm) do Đoàn trường THPT Chu Văn tổ chức, thế nên “cặp bài trùng” này được mọi người gọi là “song Nam”.
Hoàng Trung Nam hiện là học sinh lớp 12B7, Nguyễn Hoàng Nam hiện học lớp 12A2. Cả hai cùng tham gia khóa học tại trường cách đây 2 năm.
|
|
Hoàng Nam tâm sự: “Thế hệ 9X như bọn em, nhiều bạn do được sống cuộc sống vật chất tốt hơn nên thành ra ích kỷ, nhưng lại thiếu kĩ năng sống".
Với Trung Nam: “Từ ngày tham gia lớp học, em đã có những thay đổi lớn. Trước em ngại hoạt động, ngại tham gia các chương trình, kể cả việc đi học khóa học teamwork cũng là ép buộc từ trên xuống.
Năm lớp 10 em làm Bí thư đoàn, rất nhiều áp lực đã có ý định thoái thác. Nhưng khi tham gia khóa học em đã học được cách sắp xếp thời gian, công việc, biết chia sẻ, tìm hiểu tâm tư mọi người. Và em đã không thoái thác công việc bí thư.
Chia sẻ về ước mơ trong tương lai Trung Nam cho biết mình muốn được làm nghề báo và sẽ thi Học viện Báo chí – Tuyên truyền. Còn Hoàng Nam từ nhỏ luôn mong ước được thay đổi, em muốn làm nghề quan hệ công chúng, tổ chức sự kiện và sẽ thi vào ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
- Văn Chung