Chú thích ảnh

Phim chụp X-quang cho thấy một đoạn xương dài 27,8mm mọc ra từ đằng sau hộp sọ của một người đàn ông 28 tuổi. Ảnh: BBC

Để đưa ra kết luận trên, năm 2016, nhóm nghiên cứu tại Đại học Sunshine Coast (Australia) do Tiến sĩ cơ sinh học David Shahur làm trưởng nhóm đã phân tích phim chụp X-quang của 218 tình nguyện viện độ tuổi từ 18 – 30. Họ phát hiện cứ 10 người thì có đến 4 người bị mọc thêm một đoạn xương, hình dạng giống một chiếc sừng, có khi dài đến 3 cm ở vùng phía sau hộp sọ tiếp giáp với xương cổ. 

Đợt nghiên cứu thứ 2 diễn ra năm 2018 áp dụng với 1.000 tình nguyện viên đủ lứa tuổi đã chỉ ra rằng cục xương lạ thường này mọc to hơn và thường gặp hơn ở người trẻ tuổi, cho thấy khả năng nó đã trở thành một hiện tượng phổ biến gần đây, đặc biệt ở nam giới. Một số người còn mọc “sừng” lớn đến nỗi có thể nhìn bằng mắt thường và sờ bằng tay. 

Trong một bài báo đăng trên BBC cuối tuần qua, chuyên gia cơ sinh học David Shahur chia sẻ: “Tôi đã làm nghề này 20 năm và chỉ trong vòng một thập kỷ trở về đây, tôi phát hiện ngày càng nhiều bệnh nhân của tôi mọc xương trên sọ”. 

Ông Shahur tin rằng chính việc thường xuyên cúi đầu để dùng điện thoại là nguyên nhân khiến giới trẻ bị đau vai gáy và mọc “sừng”. Giữ tư thế cúi đầu trong thời gian dài có thể gây thêm áp lực vào vùng gáy, nơi các cơ ở cổ tiếp xúc với hộp sọ. 

Theo ông, nhằm bù lực để phầu đầu có thể nặng đến 4,5kg ở người trưởng thành, cơ thể buộc phải phát triển thêm xương giúp cân đối lại trọng lượng. Để hạn chế tình trạng mọc “sừng” ngoài ý muốn, ông Shahur khuyên mọi người nên điều chỉnh lại tư thế ngồi của mình, giảm bớt thói quen sử dụng thiết bị điện tử cầm tay. 

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia khác, trường hợp mọc “sừng” trên sọ, được các chuyên gia gọi là “xương chẩm nhô ra bên ngoài”, được ghi nhận lần đầu tiên năm 1885, song rất hiếm gặp. 

Theo Baotintuc