- Clip toàn cảnh về lịch sử Việt Nam, dài gần 10 phút được cộng đồng mạng chia sẻ "chóng mặt". Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng "phải hoan nghênh vì các bạn trẻ đã không quay lưng với lịch sử..."
- Thưa ông, hai ngày clip về lịch sử Việt Nam xuất hiện trên mạng đã hút được quan tâm của nhiều người. Ông có bình luận gì về tính chính xác của dữ liệu trong clip đưa ra?
Tôi chưa xem kĩ từng chi tiết số liệu, nhưng trước hết phải hoan nghênh đã.
Thứ nhất, bạn ấy ứng dụng công nghệ mới đáp ứng nhu cầu hiểu biết về đất nước, về lịch sử.
Thứ hai, tôi được biết bạn tác giả cũng rất thiện chí, phục thiện "Nếu có gì sai, xin các bạn cứ đóng góp ý kiến".
Thứ ba, ngôn ngữ trong clip vừa hiện đại, vừa rất gần gũi với các bạn trẻ, truyền tải được thông tin. Còn thông tin có đủ hay không thì mỗi người sẽ tiếp cận ở các trình độ khác nhau.
Bên cạnh việc chúng ta chống những điều tiêu cực trên mạng, thì phải hoan nghênh, khích lệ những nhân tố tích cực càng hay. Đi sâu vào phân tích nội dung thì do tôi chưa xem kĩ nên không bình luận.
- Sự lan truyền nhanh đến chóng mặt của clip này trong giới trẻ nói lên điều gì, thưa ông?
Các bạn trẻ không quay lưng lại với lịch sử. Vấn đề là lịch sử nào? Ai cung cấp, cung cấp như thế nào? Chính ở đây là trách nhiệm của người lớn, trách nhiệm của người làm sử. Khi ta làm thứ lịch sử thiếu hấp dẫn, thiếu tin cậy... thì người ta không xem. Nhất là các bạn trẻ bây giờ có nhiều nhu cầu khác nhau nên phải biết cách đáp ứng những nhu cầu ấy, nếu như nó thích đáng.
- Ông vừa nói về trách nhiệm của người lớn. Có vẻ như giới trẻ Việt Nam hiện nay chưa được người lớn nhìn nhận đúng cáhh và vẫn còn nhiều phần phán xét?
Điều đó dễ hiểu thôi. Quan hệ giữa các thế hệ thường gặp phải vấn đề này. Người lớn nghĩ mình là bậc cha chú - cha chú thì luôn nghĩ rằng mình hơn các bạn trẻ mà quên đi cái quan trọng nhất là phải gần các bạn trẻ. Có gần thì mới hiểu được. Còn chuyện hơn là một chuyện khác.
Phải biết cách nâng đỡ, tạo điều kiện để các bạn trẻ làm. Trong công việc của mình cũng phải có một phần hướng đến các bạn trẻ, coi đó là một đối tượng mình phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ.
Phán xét là tâm lý kẻ cả, bề trên. Điều đó ngày càng không phù hợp với đời sống hiện đại, dân chủ ngày nay. Mặc dù quan hệ trên dưới, quan hệ tuổi tác vẫn cần gìn giữ dưới góc độ đạo lý; nhưng ở góc độ tri thức, sáng tạo... thì nên có sự bình đẳng hơn.
- Xin cảm ơn ông!
Tôi chưa xem kĩ từng chi tiết số liệu, nhưng trước hết phải hoan nghênh đã.
Thứ nhất, bạn ấy ứng dụng công nghệ mới đáp ứng nhu cầu hiểu biết về đất nước, về lịch sử.
Thứ hai, tôi được biết bạn tác giả cũng rất thiện chí, phục thiện "Nếu có gì sai, xin các bạn cứ đóng góp ý kiến".
Thứ ba, ngôn ngữ trong clip vừa hiện đại, vừa rất gần gũi với các bạn trẻ, truyền tải được thông tin. Còn thông tin có đủ hay không thì mỗi người sẽ tiếp cận ở các trình độ khác nhau.
Bên cạnh việc chúng ta chống những điều tiêu cực trên mạng, thì phải hoan nghênh, khích lệ những nhân tố tích cực càng hay. Đi sâu vào phân tích nội dung thì do tôi chưa xem kĩ nên không bình luận.
- Sự lan truyền nhanh đến chóng mặt của clip này trong giới trẻ nói lên điều gì, thưa ông?
Các bạn trẻ không quay lưng lại với lịch sử. Vấn đề là lịch sử nào? Ai cung cấp, cung cấp như thế nào? Chính ở đây là trách nhiệm của người lớn, trách nhiệm của người làm sử. Khi ta làm thứ lịch sử thiếu hấp dẫn, thiếu tin cậy... thì người ta không xem. Nhất là các bạn trẻ bây giờ có nhiều nhu cầu khác nhau nên phải biết cách đáp ứng những nhu cầu ấy, nếu như nó thích đáng.
- Ông vừa nói về trách nhiệm của người lớn. Có vẻ như giới trẻ Việt Nam hiện nay chưa được người lớn nhìn nhận đúng cáhh và vẫn còn nhiều phần phán xét?
Điều đó dễ hiểu thôi. Quan hệ giữa các thế hệ thường gặp phải vấn đề này. Người lớn nghĩ mình là bậc cha chú - cha chú thì luôn nghĩ rằng mình hơn các bạn trẻ mà quên đi cái quan trọng nhất là phải gần các bạn trẻ. Có gần thì mới hiểu được. Còn chuyện hơn là một chuyện khác.
Phải biết cách nâng đỡ, tạo điều kiện để các bạn trẻ làm. Trong công việc của mình cũng phải có một phần hướng đến các bạn trẻ, coi đó là một đối tượng mình phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ.
Phán xét là tâm lý kẻ cả, bề trên. Điều đó ngày càng không phù hợp với đời sống hiện đại, dân chủ ngày nay. Mặc dù quan hệ trên dưới, quan hệ tuổi tác vẫn cần gìn giữ dưới góc độ đạo lý; nhưng ở góc độ tri thức, sáng tạo... thì nên có sự bình đẳng hơn.
- Xin cảm ơn ông!
- Hồ Hương Giang