Từng du học ở Mỹ, từng tiến hành khảo sát tại Mỹ và từng giữ chức tùy viên quân sự tại Mỹ, nên Yamamoto hiểu rõ thực lực của Mỹ. Ông cũng biết rằng đối với nước Nhật, khai chiến với Mỹ thì lành ít dữ nhiều. Câu nói của ông lúc đó "coi Mỹ là kẻ thù cũng tức là coi toàn thế giới là kẻ thù" đã không được chú ý, thậm chí nhiều người còn gọi ông là "kẻ nhu nhược".

{keywords}
Tướng Yamamoto Isoroku. Ảnh: Word Press

Tuy nhiên, là một quân nhân được giáo dục sâu sắc tinh thần “ái quốc trung quân”, Yamamoto cũng đảm bảo là khi chiến tranh nổ ra thì ông sẽ dốc hết sức phục vụ đất nước Mặt trời mọc. Và đây chính là một yếu tố quan trọng thúc đẩy Yamamoto tính toán, bày binh bố trận và chỉ đạo cuộc tập kích Trân Châu Cảng. Trận chiến bất ngờ này gây thiệt hại lớn cho hải quân Mỹ và buộc Mỹ tham gia chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tuy nhiên, hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hầu như vẫn còn nguyên vẹn, do vậy, đây vẫn là mối đe dọa chủ yếu và ngày càng tăng đối với quân Nhật ở chiến trường Thái Bình Dương. Trong tình hình đó, đô đốc Yamamoto quyết định tấn công hòn đảo chiến lược Midway (4/6 - 7/6/1942) nhằm loại bỏ hoàn toàn hạm đội Thái Bình Dương, Mỹ cũng như loại bỏ bất kỳ mối đe dọa nào của Mỹ trong tương lai ở Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, với việc để mất 4 tàu sân bay, 1 tàu tuần dương hạng nặng, nhiều tàu khác bị hỏng nặng, 332 máy bay và 2.500 binh lính thương vong, lực lượng tấn công của hải quân Nhật Bản bị thiệt hại nặng, giúp Mỹ đạt được cân bằng lực lượng với đối phương.

Từ ngày 7/8/1942 đến ngày 9/2/1943, lực lượng quân Đồng minh (chủ yếu là quân Mỹ) tiến hành chiến dịch Guadalcanal –chiến dịch tấn công lớn đầu tiên chống lại quân Nhật sau một thời gian dài phòng thủ. Những trận đánh ác liệt diễn ra cả trên bộ, trên biển và trên không trên đảo Guadalcanal và khu vực phụ cận quần đảo Solomon. Mục tiêu của quân Mỹ là tái chiếm Guadalcanal làm căn cứ án ngữ con đường vận chuyển từ Mỹ đến Australia và New Zealand. Lực lượng Đồng minh áp đảo số lượng nhỏ bé quân phòng thủ Nhật. Cuối cùng, với 25.000 người chết, hàng trăm lính bị bắt làm tù binh, cùng 38 tàu chiến, 800 máy bay, phía Nhật phải triệt thoái khỏi Guadalcanal.

Với thất bại trong chiến dịch Guadalcanal, Nhật Bản mất quyền kiểm soát khu vực phía nam Solomon và khả năng can thiệp vào đường giao thông của Đồng minh đến Australia. Căn cứ chủ yếu của Nhật tại Rabaul giờ đây trực tiếp bị đe dọa bởi không lực Đồng minh. Quan trọng hơn cả, các lực lượng trên bộ, trên không và trên mặt biển hiếm hoi của Nhật bị biến mất vĩnh viễn trong rừng rậm và vùng biển chung quanh Guadalcanal. Số máy bay bị bắn rơi và tàu chiến bị đánh chìm hầu như không thể thay thế được, vì đó là những chiến binh được huấn luyện kỹ càng và đầy kinh nghiệm, đặc biệt là các đội bay. Có thể nói, chiến thắng này của Đồng minh là bước đầu tiên trong chuỗi dài thành công mà cuối cùng sẽ dẫn đến việc họ chiếm đóng các đảo chính quốc Nhật Bản.

Sau những thất bại mang tính chiến lược của quân Nhật ở Midway và Guadalcanal, Yamamoto thấy rõ chiến tranh sẽ kết thúc một cách bi thảm cho nước Nhật, điều mà ông từng tiên đoán cách đó gần 2 năm. Nhưng ông vẫn cố gắng cầm cự “còn nước còn tát” với quân Mỹ. Ngày 3/4/1943, Yamamoto rời chiếc soái hạm Musashi  lên đường đến căn cứ Rabaul. Cảm nhận mình đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời, đêm trước đó ông đã viết bức thư cuối cùng cho vợ, trong thư có kèm một bản "Hòa Ca" và một nắm tóc của mình.

Sau khi đến Rabaul, Yamamoto bắt tay thực hiện "Kế hoạch Y" mà  nội dung chủ yếu là huy động tất cả các máy bay của hạm đội Nhật tiến hành không tập dữ dội vào các vị trí quân Mỹ tại Guadalcanal. Cuộc tấn công diễn ra ngày 7/4/1943 và thu được một số kết quả, nhưng quân Mỹ vẫn giữ vững hòn đảo này.

Đúng lúc này, Yamamoto quyết định đi thị sát tại 3 hòn đảo gần Guadalcanal để động viên binh sĩ dưới quyền. Đây là hành động cực kì nguy hiểm trong bối cảnh tác chiến nóng bỏng, và nhiều người đã ngăn cản hoặc đề nghị mang theo một số lượng cực lớn phi cơ hộ tống. Tuy nhiên, không ai ngăn được quyết tâm của vị đô đốc.

Giống như ở Midway, người Mỹ đã nắm được thông tin về việc Yamamoto đi thị sát, họ tổ chức đón lõng. Sáng 18/4/1943, khi chiếc máy bay Mitsubishi A6M chở Yamamoto đang trên vùng trời đảo Bounganiville thì một tốp 18 chiếc P-38 Lightning của hải quân Mỹ bất ngờ xuất hiện. 6 chiếc máy bay Zero hộ tống Yamamoto liền lao tới đánh chặn,  tuy nhiên đây là một cuộc chiến không cân sức. Mấy phút sau, một cụm khói đen bốc lên từ một khu rừng rậm phía dưới. Chiếc máy bay chở vị kiến trúc sư trưởng của hải quân Nhật Bản đã bị bắn hạ.

Nguyên Phong

'Kiến trúc sư trưởng' của trận Trân Châu Cảng

'Kiến trúc sư trưởng' của trận Trân Châu Cảng

Đó là đô đốc Yamamoto Isoroku (1884-1943), người được xem là một trong 2 viên tướng xuất sắc nhất trong lịch sử Nhật Bản thế kỷ 20.

Franklin Roosevelt và bài diễn văn 'vực dậy' nước Mỹ sau cú sốc Trân Châu Cảng

Franklin Roosevelt và bài diễn văn 'vực dậy' nước Mỹ sau cú sốc Trân Châu Cảng

Với bài phát biểu ngày 8/12/1941, Tổng thống Franklin Roosevelt đã vực dậy 'người khổng lồ' Mỹ vừa bị nhát kiếm Nhật 'đâm trọng thương', và mở ra bước ngoặt mới trong Thế chiến II.