Trong khi những người công nhân đang vật lộn để kiềm chế một thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân ở vùng đông bắc của Nhật Bản thì xa tít tận bang Illinois của nước Mỹ, người dân đang hoảng sợ kêu gọi các quan chức y tế phải hỗ trợ họ bằng nhiều biện pháp.
TIN LIÊN QUAN
Hãng tin Reuters cho biết người dân nơi đây đang mong nhận được các viên thuốc muối kali để bảo vệ họ khỏi nguy cơ nhiễm phóng xạ, tuy đã có nhiều cảnh báo rằng khi không có mối đe dọa hạt nhân thực sự thì uống thuốc này vào người còn nguy hiểm hơn là không uống gì.
66 năm sau khi xảy ra vụ ném bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima, nhiễm phóng xạ là điều mà người dân ở bất kỳ nơi đâu cũng lo ngại. Tuy nhiên, sự lo ngại đó nhiều khi quá mức so với mối nguy hiểm thực sự.
"Nhìn chung mọi người đều lo ngại quá đáng về phóng xạ," Jerrold Bushberg, giám đốc chương trình vật lý sức khỏe và giáo sư về ung thư do phóng xạ thuộc trường Đại học California Davis khẳng định, và nói thêm rằng ở tận Mỹ mà lo nhiễm phóng xạ do sự cố vừa qua ở Nhật là điều hoàn toàn sai, và thậm chí ở Nhật cũng không nên lo lắng quá về điều này.
Dẫu chính phủ Nhật đã đảm bảo rằng cho tới nay mối nguy nhiễm phóng xạ là rất nhỏ thì một bộ phận cư dân ở Tokyo đã rời khỏi thành phố và nhiều người nước ngoài vội vã chạy khỏi Nhật Bản.
Thực tế là sống trên trái đất này hoặc đơn giản là bay trên một chiếc máy bay thì tất cả mọi người đều bị nhiễm một lượng nhỏ phóng xạ. Lượng phóng xạ tích tụ trong cơ thể mỗi con người trung bình vào khoảng 2,4 millisievert mỗi năm, thông thường trong khoảng từ 1 đến 10 millisievert tùy thuộc vào địa điểm người đó sinh sống.
Theo Tiến sĩ Donald Bucklin, người từng có 10 năm làm giám đốc y tế tại nhà máy hạt nhân Palo Verde ở Arizona, nhà máy hạt nhân lớn nhất ở Mỹ, kiểu nhiễm phóng xạ trong cuộc sống hàng ngày như kể trên khiến cho cứ 100 người thì có một người chết vì ung thư. Tất nhiên, nếu bị nhiễm phóng xạ cao thì nguy cơ cao hơn.
Tại Tokyo, cách nhà máy điện Fukushima tới 240km, nhiều người lo sợ khi thấy chỉ số phóng xạ tăng gấp 10 lần so với mức thông thường. Ở mức đó, mỗi giờ đồng hồ người dân sẽ bị nhiễm 0,809 microsievert, tức là 1.000 lần ít hơn 1 millisievert, hay để diễn giải cho dễ hiểu hơn là chỉ bằng 1/10 so với việc đi chụp X-quang.
"Mức độ phóng xạ mà người dân đang phải chịu hiện nay không hề gây ra mối lo ngại nào," Tiến sĩ Richard Wakeford, giáo sư thỉnh giảng tại Viên Hạt nhân Dalton thuộc Đại học Manchester ở Anh khẳng định.
"Nói về chuyện phóng xạ cho dễ hiểu thì thế này, nhiều người Nhật đi chụp CT để kiểm tra xem có bị ung thư hay không, thì mức phóng xạ mà quá trình chụp đó gây ra là khoảng 10 millisievert (10.000 microsievert) - còn cao hơn cả mức phóng xạ mà họ nhiễm từ các lò phản ứng ở nhà máy điện Fukushima," nhà khoa học này giải thích.
Theo TTXVN
TIN LIÊN QUAN
Fukushima: Phóng xạ vượt chuẩn 10 nghìn lần
Mây phóng xạ ở Nhật chưa bay tới Việt Nam
Nhật phát hiện nông sản bị ô nhiễm phóng xạ
Mây phóng xạ ở Nhật chưa bay tới Việt Nam
Nhật phát hiện nông sản bị ô nhiễm phóng xạ
Hãng tin Reuters cho biết người dân nơi đây đang mong nhận được các viên thuốc muối kali để bảo vệ họ khỏi nguy cơ nhiễm phóng xạ, tuy đã có nhiều cảnh báo rằng khi không có mối đe dọa hạt nhân thực sự thì uống thuốc này vào người còn nguy hiểm hơn là không uống gì.
66 năm sau khi xảy ra vụ ném bom nguyên tử đầu tiên xuống Hiroshima, nhiễm phóng xạ là điều mà người dân ở bất kỳ nơi đâu cũng lo ngại. Tuy nhiên, sự lo ngại đó nhiều khi quá mức so với mối nguy hiểm thực sự.
Kiểm tra phóng xạ tại một trung tâm di tản ở Nhật. Ảnh: AP. |
"Nhìn chung mọi người đều lo ngại quá đáng về phóng xạ," Jerrold Bushberg, giám đốc chương trình vật lý sức khỏe và giáo sư về ung thư do phóng xạ thuộc trường Đại học California Davis khẳng định, và nói thêm rằng ở tận Mỹ mà lo nhiễm phóng xạ do sự cố vừa qua ở Nhật là điều hoàn toàn sai, và thậm chí ở Nhật cũng không nên lo lắng quá về điều này.
Dẫu chính phủ Nhật đã đảm bảo rằng cho tới nay mối nguy nhiễm phóng xạ là rất nhỏ thì một bộ phận cư dân ở Tokyo đã rời khỏi thành phố và nhiều người nước ngoài vội vã chạy khỏi Nhật Bản.
Thực tế là sống trên trái đất này hoặc đơn giản là bay trên một chiếc máy bay thì tất cả mọi người đều bị nhiễm một lượng nhỏ phóng xạ. Lượng phóng xạ tích tụ trong cơ thể mỗi con người trung bình vào khoảng 2,4 millisievert mỗi năm, thông thường trong khoảng từ 1 đến 10 millisievert tùy thuộc vào địa điểm người đó sinh sống.
Theo Tiến sĩ Donald Bucklin, người từng có 10 năm làm giám đốc y tế tại nhà máy hạt nhân Palo Verde ở Arizona, nhà máy hạt nhân lớn nhất ở Mỹ, kiểu nhiễm phóng xạ trong cuộc sống hàng ngày như kể trên khiến cho cứ 100 người thì có một người chết vì ung thư. Tất nhiên, nếu bị nhiễm phóng xạ cao thì nguy cơ cao hơn.
Tại Tokyo, cách nhà máy điện Fukushima tới 240km, nhiều người lo sợ khi thấy chỉ số phóng xạ tăng gấp 10 lần so với mức thông thường. Ở mức đó, mỗi giờ đồng hồ người dân sẽ bị nhiễm 0,809 microsievert, tức là 1.000 lần ít hơn 1 millisievert, hay để diễn giải cho dễ hiểu hơn là chỉ bằng 1/10 so với việc đi chụp X-quang.
"Mức độ phóng xạ mà người dân đang phải chịu hiện nay không hề gây ra mối lo ngại nào," Tiến sĩ Richard Wakeford, giáo sư thỉnh giảng tại Viên Hạt nhân Dalton thuộc Đại học Manchester ở Anh khẳng định.
"Nói về chuyện phóng xạ cho dễ hiểu thì thế này, nhiều người Nhật đi chụp CT để kiểm tra xem có bị ung thư hay không, thì mức phóng xạ mà quá trình chụp đó gây ra là khoảng 10 millisievert (10.000 microsievert) - còn cao hơn cả mức phóng xạ mà họ nhiễm từ các lò phản ứng ở nhà máy điện Fukushima," nhà khoa học này giải thích.
Theo TTXVN