Theo đánh giá chung của Bộ Công Thương, không khí mua bán trên thị trường Tết Nguyên đán 2012 kém sôi động hơn, so với cùng thời điểm các năm trước đây. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2011 ảnh hưởng tới thu nhập, chi tiêu và sức mua của người dân.
Bộ Công Thương vừa có báo cáo số 06/BC-BCT gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình của 3 ngày Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012.
Theo đánh giá chung của Bộ Công Thương, không khí mua bán trên thị trường Tết năm nay kém sôi động hơn so với cùng thời điểm các năm trước đây, một phần là do tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2011 ảnh hưởng tới thu nhập, chi tiêu và sức mua của người dân, một phần do xu hướng mua sắm Tết muộn hơn và tập trung vào những ngày sát Tết.
Tuy nhiên, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tháng 1/2012 vẫn đạt 191.061 tỷ đồng, tăng 3,2% so với tháng 12/2011, tăng 22% so với tháng 1/2011. Thống kê này cho thấy sức mua tăng cao hơn vào dịp Tết và tập trung vào nhóm thương nghiệp (tăng 3,54%) và các nhóm dịch vụ, du lịch (lần lượt tăng 2,79% và 2,64%).
Hàng hóa phục vụ nhu cầu Tết trên thị trường phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã. Nguồn cung hàng hóa dồi dào, nhiều doanh nghiệp tăng cường khuyến mại, giảm giá, giải phóng hàng tồn kho để thu hồi vốn… trong khi sức mua trên thị trường không cao như mọi năm. Với mặt bằng giá trước đó đã ở mức cao nên nhiều loại hàng hóa Tết năm nay, giá không tăng hoặc chỉ tăng nhẹ so với thời điểm trước Tết. Tuy nhiên so với Tết năm trước giá nhiều loại hàng hóa vẫn cao hơn từ 10-20%.
Riêng đối với một số mặt hàng như thực phẩm tươi sống, rau quả, hoa tươi, do đặc thù mặt hàng và nhu cầu tiêu thụ cao nên giá trong những ngày sát Tết tăng khoảng 20-50% so với ngày thường.
Nhìn chung, tình hình cung cầu, giá cả trên thị trường cả nước thời gian trước Tết, cận Tết và trong 3 ngày Tết tương đối ổn định, nguồn cung hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.
Về giá cả của lương thực, thì những tháng cuối năm 2011 với nguồn cung khá dồi dào, giá lúa gạo trên thị trường ổn định, ở mức thấp, một số địa phương ĐBSCL giá lúa giảm.
Dự báo những ngày sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012, do lượng dự trữ lúa gạo vẫn dồi dào, xuất khẩu không cao, nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm sau Tết nên giá lúa gạo sẽ ổn định hoặc giảm nhẹ.
Riêng đối với thực phẩm, thời tiết thuận lợi, dịch bệnh được kiểm soát, người nông dân tích cực tái đàn do được giá bán.. là những nhân tố quan trọng giúp cho nguồn cung thực phẩm nói chung và thịt lợn nói riêng dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán.
Do vậy, giá các loại thực phẩm ổn định vào tháng 11 và tháng 12 năm 2011. Sang tháng 1 năm 2012, theo quy luật hàng năm, do biến động tâm lý dịp Tết và thời tiết rét đậm nên giá hầu hết các mặt hàng thực phẩm có diễn biến tăng nhẹ so với tháng trước Tết (từ 10-15% tùy loại) và tăng mạnh so với Tết năm 2011(từ 15 - 45%).
Đối với thực phẩm tươi sống, khác với diễn biến mọi năm, nhu cầu và giá mặt hàng thực phẩm tươi sống không tăng trong tuần trước 23 Tết, thậm chí giá mặt hàng thịt lợn còn giảm từ 2.000 – 5.000đ/kg tùy chủng loại tại một số tỉnh phía Nam.
Nhu cầu đối với các loại thịt tươi sống, thực phẩm chế biến chỉ thực sự tăng cao trong 2-3 ngày cận Tết, nhưng do công tác chuẩn bị tốt và nguồn hàng hóa dồi dào nên giá ngoài thị trường tự do, chỉ tăng khoảng 10-15% so với những ngày trước Tết.
Riêng về giá thịt lợn, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch tai xanh, lở mồm long móng nhưng đã kịp thời tái đàn từ quý III/2011 nên nguồn cung thịt lợn dồi dào, giá thịt lợn sau khi giảm từ 2.000 – 5.000đ/kg vào tuần trước 23 Tết, đã tăng nhẹ vào những ngày cận Tết với mức tăng khoảng 10-15%, nhưng mức giá chỉ cao hơn so với mức giá năm trước từ 7.000-25.000 đồng tương đương 10-20%.
Đối với giá thịt bò, gia cầm, thủy hải sản, đây là các mặt hàng có sức tiêu thụ mạnh trong những ngày Tết. Mặc dù đã được các đầu mối chuẩn bị nguồn cung khá lớn và dồi dào nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết và sức mua tăng cao vào dịp Tết nên giá tăng khoảng 10-20% so với trước Tết và tăng 10 – 30% so với Tết năm trước.
Giá rau, củ, trái cây, mặc dù nguồn cung được chuẩn bị đầy đủ nhưng do thời tiết rét đậm kéo dài tại Miền Bắc 2 tuần trước Tết và tâm lý mua hàng tích trữ dịp Tết nên giá các loại rau, củ, trái cây tăng từ 10 – 20% so với ngày trước Tết tại miền Bắc. Trong khi đó, thời tiết thuận lợi, nguồn cung dồi dào nên giá các loại rau củ trái cây tại các tỉnh Miền Nam lại có xu hướng ổn định so với ngày trước Tết.
(Theo VnMedia)
TIN BÀI KHÁC
TP.HCM: có thức ăn đường phố hấp dẫn nhất
Chuyện ông Tây lập chợ phiên ở Hà Nội
Kế mới cho… chung cư cũ
Giá hàng ăn ngày Tết tại Hà Nội tăng cao
Thí điểm hoàn thuế cho người nước ngoài
Những kiểu đón Tết ‘sặc mùi’... đại gia
Chuyện ông Tây lập chợ phiên ở Hà Nội
Kế mới cho… chung cư cũ
Giá hàng ăn ngày Tết tại Hà Nội tăng cao
Thí điểm hoàn thuế cho người nước ngoài
Những kiểu đón Tết ‘sặc mùi’... đại gia
Bộ Công Thương vừa có báo cáo số 06/BC-BCT gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình của 3 ngày Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012.
Theo đánh giá chung của Bộ Công Thương, không khí mua bán trên thị trường Tết năm nay kém sôi động hơn so với cùng thời điểm các năm trước đây, một phần là do tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2011 ảnh hưởng tới thu nhập, chi tiêu và sức mua của người dân, một phần do xu hướng mua sắm Tết muộn hơn và tập trung vào những ngày sát Tết.
Tuy nhiên, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội tháng 1/2012 vẫn đạt 191.061 tỷ đồng, tăng 3,2% so với tháng 12/2011, tăng 22% so với tháng 1/2011. Thống kê này cho thấy sức mua tăng cao hơn vào dịp Tết và tập trung vào nhóm thương nghiệp (tăng 3,54%) và các nhóm dịch vụ, du lịch (lần lượt tăng 2,79% và 2,64%).
Hàng hóa phục vụ nhu cầu Tết trên thị trường phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã. Nguồn cung hàng hóa dồi dào, nhiều doanh nghiệp tăng cường khuyến mại, giảm giá, giải phóng hàng tồn kho để thu hồi vốn… trong khi sức mua trên thị trường không cao như mọi năm. Với mặt bằng giá trước đó đã ở mức cao nên nhiều loại hàng hóa Tết năm nay, giá không tăng hoặc chỉ tăng nhẹ so với thời điểm trước Tết. Tuy nhiên so với Tết năm trước giá nhiều loại hàng hóa vẫn cao hơn từ 10-20%.
Hàng hóa phục vụ nhu cầu Tết trên thị trường năm nay phong phú về chủng loại |
Riêng đối với một số mặt hàng như thực phẩm tươi sống, rau quả, hoa tươi, do đặc thù mặt hàng và nhu cầu tiêu thụ cao nên giá trong những ngày sát Tết tăng khoảng 20-50% so với ngày thường.
Nhìn chung, tình hình cung cầu, giá cả trên thị trường cả nước thời gian trước Tết, cận Tết và trong 3 ngày Tết tương đối ổn định, nguồn cung hàng hóa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.
Về giá cả của lương thực, thì những tháng cuối năm 2011 với nguồn cung khá dồi dào, giá lúa gạo trên thị trường ổn định, ở mức thấp, một số địa phương ĐBSCL giá lúa giảm.
Dự báo những ngày sau Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012, do lượng dự trữ lúa gạo vẫn dồi dào, xuất khẩu không cao, nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm sau Tết nên giá lúa gạo sẽ ổn định hoặc giảm nhẹ.
Riêng đối với thực phẩm, thời tiết thuận lợi, dịch bệnh được kiểm soát, người nông dân tích cực tái đàn do được giá bán.. là những nhân tố quan trọng giúp cho nguồn cung thực phẩm nói chung và thịt lợn nói riêng dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán.
Do vậy, giá các loại thực phẩm ổn định vào tháng 11 và tháng 12 năm 2011. Sang tháng 1 năm 2012, theo quy luật hàng năm, do biến động tâm lý dịp Tết và thời tiết rét đậm nên giá hầu hết các mặt hàng thực phẩm có diễn biến tăng nhẹ so với tháng trước Tết (từ 10-15% tùy loại) và tăng mạnh so với Tết năm 2011(từ 15 - 45%).
Đối với thực phẩm tươi sống, khác với diễn biến mọi năm, nhu cầu và giá mặt hàng thực phẩm tươi sống không tăng trong tuần trước 23 Tết, thậm chí giá mặt hàng thịt lợn còn giảm từ 2.000 – 5.000đ/kg tùy chủng loại tại một số tỉnh phía Nam.
Nhu cầu đối với các loại thịt tươi sống, thực phẩm chế biến chỉ thực sự tăng cao trong 2-3 ngày cận Tết, nhưng do công tác chuẩn bị tốt và nguồn hàng hóa dồi dào nên giá ngoài thị trường tự do, chỉ tăng khoảng 10-15% so với những ngày trước Tết.
Riêng về giá thịt lợn, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch tai xanh, lở mồm long móng nhưng đã kịp thời tái đàn từ quý III/2011 nên nguồn cung thịt lợn dồi dào, giá thịt lợn sau khi giảm từ 2.000 – 5.000đ/kg vào tuần trước 23 Tết, đã tăng nhẹ vào những ngày cận Tết với mức tăng khoảng 10-15%, nhưng mức giá chỉ cao hơn so với mức giá năm trước từ 7.000-25.000 đồng tương đương 10-20%.
Đối với giá thịt bò, gia cầm, thủy hải sản, đây là các mặt hàng có sức tiêu thụ mạnh trong những ngày Tết. Mặc dù đã được các đầu mối chuẩn bị nguồn cung khá lớn và dồi dào nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết và sức mua tăng cao vào dịp Tết nên giá tăng khoảng 10-20% so với trước Tết và tăng 10 – 30% so với Tết năm trước.
Giá rau, củ, trái cây, mặc dù nguồn cung được chuẩn bị đầy đủ nhưng do thời tiết rét đậm kéo dài tại Miền Bắc 2 tuần trước Tết và tâm lý mua hàng tích trữ dịp Tết nên giá các loại rau, củ, trái cây tăng từ 10 – 20% so với ngày trước Tết tại miền Bắc. Trong khi đó, thời tiết thuận lợi, nguồn cung dồi dào nên giá các loại rau củ trái cây tại các tỉnh Miền Nam lại có xu hướng ổn định so với ngày trước Tết.
(Theo VnMedia)