- Sáng 27/5, đại diện VKS đã đưa ra quan điểm luận tội của mình đối với bị cáo Nguyễn Đức Kiên. VKS đề nghị mức án chung cho cả 4 tội là 30 năm tù giam.

XEM PHẦN TƯỜNG THUẬT SÁNG 27/5:

Bầu Kiên bị đề nghị mức án 30 năm tù

Sáng 27/5, đại diện VKS đã đề nghị mức án đối với 30 năm tù giam đối với bị cáo Nguyễn Đức Kiên.

Đối với hành vi kinh doanh trái phép, VKS cho rằng, mặc dù tại tòa cũng như tại cơ quan điều tra, bị cáo Nguyễn Đức Kiên phủ nhận việc kinh doanh vàng, bị cáo cho rằng mình chỉ kinh doanh giá vàng… Tuy nhiên chiếu theo quy định, văn bản pháp luật, việc kinh doanh giá vàng cũng chính là kinh doanh vàng.

VKS kết luận: Hành vi kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài, cổ phần cổ phiếu,.. tại 6 công ty của Kiên đủ cơ sở quy kết bị cáo phạm tội 'Kinh doanh trái phép'.

{keywords}
Đại diện VKS tại tòa - Ảnh: Nam Phong

Đối với hành vi trốn thuế: theo VKS, lợi dụng chính sách của Nhà nước về việc miễn thuế thu nhập cá nhân, Công ty B&B đã thông qua hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính của Nguyễn Thúy Hương (em gái Nguyễn Đức Kiên) với công ty B&B để chuyển lợi nhuận doanh nghiệp sang cho cá nhân, nhằm trốn thuế hơn 25 tỷ đồng.

Bị cáo Nguyễn Đức Kiên không nhận việc mình trốn thuế, nhưng hợp đồng ủy thác giữa bà Lan ký với Hương chỉ là hợp đồng hình thức, trá hình nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.

Đối với hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản": VKS khẳng định, dù bị cáo Kiên không nhận hành vi phạm tội, cho rằng Cty thép Hòa Phát biết việc cổ phiếu chưa được giải chấp... nhưng lời khai của bị cáo là không có cơ sở.

Đối với hành vi cố ý làm trái: Lý lẽ mà các bị cáo đưa ra là không có cơ sở. Không có quy định nào bên nhận ủy thác là cá nhân.

Trong khi Ngân hàng Nhà nước chưa có hướng dẫn về việc ủy thác nhưng ACB đã ủy thác cho nhân viên gửi tiền là trái quy định; Vi phạm điều 106 Luật các tổ chức tín dụng ban hành 2010; Việc ủy thác gửi tiền vi phạm điều 107 Luật tổ chức tín dụng 2010.

ACB thỏa thuận nhận lãi suất cao là trái quy định của Ngân hàng Nhà nước, dẫn tới hậu quả, Huỳnh Thị Huyền Như giả chữ ký để chuyển tiền, chiếm đoạt tiền.

Theo VKS, 19 nhân viên chỉ đứng tên hộ ACB nên họ không có trách nhiệm, trách nhiệm thuộc về ACB. Việc Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt tiền là do ACB làm trái. VKS không đặt ra xem xét việc làm trái của Huyền Như trong vụ án này.

VKS khẳng định, trên cơ sở chứng cứ thu thập được và thẩm vấn công khai tại tòa, đủ cơ sở kết luận bị cáo Nguyễn Đức Kiên là người giữ vai trò chủ mưu, tội cố ý làm trái, bị cáo chủ mưu chỉ đạo, thể hiện ở chỗ, Kiên và người thân sở hữu nhiều cổ phần ACB..., Kiên ra quyết định thành lập Hội đồng sáng lập, trong đó Kiên được đưa ra ý kiến, được cung cấp các tài liệu kinh doanh của ACB.

Bị cáo Kiên thừa nhận phần lớn ý kiến của mình đưa ra sau đó đều trở thành nghị quyết, bị cáo là người có ảnh hưởng lớn nhất.

Nhiều nghị quyết của thường trực HĐQT là ý kiến của Nguyễn Đức Kiên.

{keywords}
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên bị đề nghị mức án 30 năm tù giam - Ảnh: Nam Phong

Bị cáo Kiên đề xuất chỉ đạo chủ trương ủy thác gửi tiền, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ.

Theo VKS, quá trình điều tra và tại tòa, bị cáo không thành khẩn khai báo, thái độ coi thường pháp luật nên cần xử phạt nghiêm.

Cho rằng bị cáo chưa có TATS, đã khắc phục hậu quả, nhưng xét hành vi phạm tội của bị cáo, VKS nhận thấy cần cách ly bị cáo thời gian dài nên đã đề nghị mức án chung cho Nguyễn Đức Kiên là 30 năm tù giam cho cả 4 tội 'Kinh doanh trái phép', 'Trốn thuế', 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản' và 'Cố ý làm trái'.

T.Nhung