Những người mắc chứng bàng quang tăng hoạt (tiểu không tự chủ) thường cô lập bản thân ngay cả với người thân. Tuy nhiên ngày càng có nhiều phương pháp điều trị cho vấn đề này và không phải ngại ngùng.

{keywords}

Chu Mee Yann

Chịu đựng trong thầm lặng

Bà Chu Mee Yann, ở độ tuổi 60, không bao giờ chia sẻ về chẩn đoán gần đây của bà với con cái mình - chứng bàng quang tăng hoạt động. Đây là trạng thái khi ta đột nhiên cần đi tiểu gấp. Đôi khi, những người gặp vấn đề này cần đi tiểu thường xuyên thường từ 8 lần trở lên trong 24 giờ, và thường phải dậy một đến hai lần mỗi đêm để đi tiểu.

Bà Chu giải thích vấn đề của bà lúc đầu chỉ són vài giọt rồi sau đó tăng lên nhiều tới cả thìa nước. Bà không ngại chia sẻ vấn đề của mình với con cái nhưng bà cho rằng có nói con bà cũng không hiểu, bởi họ còn trẻ. Tuy nhiên, bà có tâm sự với bạn bè và tìm hiểu về các phương pháp điều trị với họ.

Thực tế, bà đã tự tìm hiểu cách điều trị và đang uống thuốc. Bà không cần thay đổi thói quen sinh hoạt gì nhiều, tuy nhiên, bà gần như ở nhà cả ngày. Và bà thường cần đi tiểu khi bà đang đứng hoặc khi bà ra ngoài.

Những gì bà Chu mắc phải rất phổ biến, phổ biến hơn cả bệnh cao huyết áp, trầm cảm và tiểu đường. Bác sỹ Tricia Kuo cho biết, chứng bàng quang tăng hoạt động ảnh hưởng tới khoảng hơn 400 triệu người trên thế giới. Thường nữ giới bị ảnh hưởng bởi chứng này nhiều hơn nam giới và rất ít người có ý định điều trị. Theo một cuộc khảo sát ở châu Á, chỉ có khoảng 21% số người mắc chứng này tìm đến điều trị.

Nâng cao nhận thức

Vậy chính xác chứng bàng quang tăng hoạt động là gì? Khi bàng quang đầy, ta sẽ cần đi tiểu. Tuy nhiên, với chứng bàng quang tăng hoạt động, thậm chí bàng quang chưa đầy nhưng do dây thần kinh hoặc cơ bị lỗi nên người mắc chứng này thấy cần phải đi tiểu. Hệ quả là, họ phải đi vệ sinh nhiều hơn cả ngày lẫn đêm. Các yếu tố gây kích thích gây ra vấn đề này khác nhau ở mỗi người. Có người chỉ đơn giản là nghe thấy tiếng nước chảy, tiếng vặn khóa cửa…

Nếu một người bị chứng bàng quang tăng hoạt động, trước tiên họ nên thay đổi những thói quen sinh hoạt bao gồm việc giảm đồ uống chứa caffein và đồ uống chứa cồn, giảm uống nước trước khi đi ngủ. Ngoài ra, nên tập Kegel - bài tập sàn khung chậu để làm tăng vùng cơ khung châu và cơ thắt đường tiểu (nhóm cơ kiểm soát nước tiểu chảy ra từ bàng quang), và luyện tập cho bàng quang cố nhịn tiểu khi thấy cần phải đi.

Nếu đã thực hiện những điều trên mà không thấy hiệu quả, cần chuyển sang phương pháp tiếp theo, đó là dùng thuốc, thuộc nhóm các thuốc kháng thụ thể muscarinic. Theo bác sĩ Kuo, những thuốc này gây tác dụng phụ như khô mắt và miệng, táo bón và được chống chỉ định đối với những người có tình trạng như tăng nhãn áp hẹp góc và tắc dạ dày. “Nửa số bệnh nhân dừng sử dụng thuốc này sau ba tháng bởi không hiệu quả, do tác dụng phụ hoặc do chi phí cao”, bác sĩ Kuo nói.

Một loại thuốc thế hệ mới có tên beta 3 agonist (bao gồm cả loại thuốc vừa mới ra đời năm 2016 có tên mirabgron do Astellas sản xuất) có thể giúp cải thiện tình trạng thư giãn bàng quang bằng cách tăng thể tích bàng quang và kéo giãn thời gian giữa hai lần tiểu. Nó không gây ảnh hưởng tới việc thải hết nước tiểu ở bàng quàng do đó khả năng giữ nước tiểu trong bàng quang sẽ không xảy ra.

Các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ít phải đi vệ sinh hơn và ít khi bị rò tiểu hơn, tuy nhiên, mirabgron chỉ được coi là giả dược chứ không được coi là thuốc kháng thụ thể muscarinic. Nó cũng ít tác dụng phụ hơn các thuốc kháng thụ thể muscarinic. Thuốc này thường được uống ít nhất là ba tháng và được bác sỹ kiểm tra đánh giá.

Nếu các loại thuốc không có tác dụng, còn có các phương án khác có thể được cân nhắc chẳng hạn như Botulinum toxin (thường được biết tới là Botox), có khả năng làm liệt cơ bàng quang và kích điện, giúp làm giảm triệu chứng không tự chủ.

Nếu tất cả các phương pháp này đều không hiệu quả, phẫu thuật là giải pháp cuối cùng. Có loại phẫu thuật đó là phẫu thuật làm tăng thể tích bàng quang và cắt bỏ bàng quang. Nếu bệnh nhân không phù hợp để phẫu thuật, thì có thể dùng bỉm hoặc ống xông.

{keywords}

Bác sỹ Tan Yeh Hong

Bác sỹ Tan Yeh Hong, chuyên gia thận tiết niệu, trung tâm Thận Tiết Niệu, phẫu thuật vi phẫu và robot, bệnh viện Mount Elizabeth nhấn mạnh: “Ngày càng có nhiều người tìm đến điều trị vấn đề này và có thể điều trị được.”

Hai chuyên gia hàng đầu về Cột sống và Thận - Tiết niệu Singapore thuộc bệnh viện Mount Elizabeth, sẽ có buổi tư vấn tại văn phòng Y tế Parkway Hà Nội vào ngày 16/6/2017:

BS. Chua Soo Yong: chuyên phẫu thuật các vấn đề về cơ xương khớp và cột sống.

BS.Tan Yeh Hong: chuyên thăm khám và điều trị sỏi đường tiết niệu, tiểu són, u và ung thư thận, bàng quang, tiền liệt tuyến, tinh hoàn.

Đăng ký trước tại:

Văn phòng đại diện Y tế Parkway:

Tầng 5 số 110 Bà Triệu, Hà Nội

Hotline: 0988 155 855/ 04 37472729

Email: info@parkway.com.vn

Lệ Thanh